(kontumtv.vn) – Thuốc lá gây tác hại rất nặng nề đến sức khỏe của con người và cuộc chiến chống thuốc lá trên thế giới đang diễn ra quyết liệt hơn bao giờ hết.

Quốc gia hạnh phúc nhất thế giới Bhutan: Hàng trăm người ngồi tù vì thuốc lá

Từ lâu, Bhutan đã nổi tiếng là quốc gia mạnh tay với việc kiểm soát thuốc lá. Vào năm 1729, Bhutan là một trong những nước đầu tiên ra quy định liên quan đến thuốc lá khi thủ lĩnh tối cao của nước này Shabdrung Ngawang Namgyal thông qua một bộ luật phòng chống việc sử dụng thuốc lá.

kiem soat thuoc la tren the gioi: tu phat tu den danh thue hinh 1
Bhutan giữ được bầu không khí trong lành một phần cũng nhờ việc

“nói không với thuốc lá”. Ảnh: AFP

Đến những năm 90 của thế kỷ trước, phần lớn trong tổng số 20 đơn vị hành chính trên toàn Bhutan tuyên bố trở thành những “khu vực cấm thuốc lá hoàn toàn”. Vào năm 2004, Bhutan cấm bán thuốc lá trên cả nước và cấm hút thuốc lá tại các địa điểm công cộng, công sở và thậm chí là các địa điểm giải trí như quầy bar và quán rượu. Bhutan trở thành quốc gia đầu tiên “nói không với thuốc lá”.

Tuy nhiên, việc thực thi lệnh cấm này được cho là không được triệt để. Chính vì thế, vào năm 2010, Chính phủ Bhutan thông qua Luật Kiểm soát Thuốc lá, theo đó, tội hút hoặc nhai thuốc lá sẽ trở thành tội không được nộp tiền tại ngoại. Các đối tượng vi phạm có thể bị phạt 3 năm tù.

Một năm sau khi luật ra đời, hơn 800 người đã bị phạt và gần một nửa trong số này phải ngồi tù. Người ngồi tù đầu tiên là Sonam Tshering, một nhà sư, bị bắt khi mang theo 180 gram thuốc lá nhai có giá chỉ 120 Ngultrum (khoảng 2,25 USD). Vụ việc này đã gây phẫn nộ trên cả nước. Khoảng 2.900 người đã ký vào đơn đề nghị sửa đổi bộ luật này với lý do, án phạt 3 năm tù này tương đương với án phạt dành cho những kẻ gây ra những tội nghiêm trọng hơn nhiều như buôn người, bắt cóc, hãm hiếp, trộm cướp hay nổi loạn.

Trước áp lực của dư luận, đến tháng 1/2012, Quốc hội Bhutan đã thông qua Luật Kiểm soát Thuốc lá (sửa đổi) trong đó tăng lượng thuốc lá mà một người có thể mua từ nước ngoài về sử dụng. Theo đó, một người được phép mua 300 điếu thuốc lá, 50 điếu xì gà hay 250 gram các sản phẩm từ thuốc lá từ nước ngoài. Tuy nhiên, họ phải trình ra được hóa đơn mua hàng nếu không muốn phải đối mặt với những án phạt rất nặng.

Theo chân Bhutan, vào tháng 1/2016, Turkmenistan cũng đã thông qua việc cấm bán thuốc lá trên toàn quốc. Theo đó, các cửa hàng vi phạm lệnh cấm này có thể bị phạt tới 6.900 Manat (tương đương 1.500USD). Theo Chính phủ Turkmenistan, việc thông qua luật này là nhằm cải thiện tình hình sức khỏe cho người dân và khuyến khích họ theo đuổi lối sống lành mạnh hơn.

Ngay sau lệnh cấm này, số người hút thuốc tại Turkmenistan đã giảm rất mạnh. Theo các chuyên gia, điều này xuất phát từ việc, thị trường thuốc lá tại nước này đã bị thu hẹp đáng kể khiến giá thuốc lá tăng chóng mặt, vượt xa khả năng chi trả của người dân. Trung bình, giá một điếu thuốc bán tại các khu chợ “đen” tại quốc gia Trung Á này lên tới 5 Manat (tương đương 1,2USD, khoảng 30.000VNĐ).

Từ cấm in nhãn mác đến đánh thuế

Trong khi Bhutan và Turkmenistan kiên quyết nói không với thuốc lá thì một số quốc gia khác dù vẫn chấp nhận nhưng cũng đã đề ra những quy định hết sức chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa việc tiêu thụ và sử dụng thuốc lá trên toàn quốc.

Tại Australia, từ tháng 12/2012, Chính phủ nước này đã ra quy định cấm việc in nhãn mác trên các bao thuốc lá. Thay vào đó, những bao thuốc lá mới sẽ chỉ có màu ô-liu cùng những cảnh báo về tác hại của thuốc lá. Bộ luật mới này được Australia đưa ra bất chấp sự phản đối của các tập đoàn thuốc lá lớn với lý do điều này sẽ hủy hoại giá trị thương hiệu và quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm của họ và khiến họ thiệt hại tới hàng tỷ USD/năm.

Trong khi đó, vào năm 2016, Moldova đã ra quy định cấm hút thuốc không chỉ tại nhà hàng, trường học, xe buýt, tàu hỏa, bệnh viện mà còn cả trong  nhà tù, sân chơi, các khu giải trí, sân vận động, quảng trường và trong xe hơi nếu có trẻ em dưới 12 tuổi ngồi trong đó. Ông Viorel Soltan, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Y tế (PAS), nhận định: “Trong tương lai, số người trưởng thành bắt đầu hút thuốc tại Moldova sẽ giảm mạnh bởi mọi chuyện sẽ trở nên rất khó khăn”.

Pháp, quốc gia châu Âu từng “khét tiếng” với nạn hút thuốc lá tràn lan, cũng đã đưa ra những quy định khắt khe hơn nhằm hạn chế tỷ lệ người trưởng thành hút thuốc lá từ 1/3 hiện nay xuống còn 1/5 vào năm 2024. Cũng trong năm 2016, Pháp đã quyết định đánh thuế rất nặng nhằm vào các tập đoàn sản xuất thuốc lá và đẩy mạnh việc tuyên truyền về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe cộng đồng.

Bộ trưởng Y tế Pháp vào thời điểm đó, bà Marisol Touraine đã có một tuyên bố rất đáng chú ý: “Chúng ta không còn có thể chấp nhận được thực tế rằng, số người chết vì thuốc lá tại Pháp tương đương với số người thiệt mạng trong một vụ tai nạn máy bay diễn ra hàng ngày với 200 hành khách trên đó”.
Ông Creagan, người từng là một bác sỹ cấp cứu, chia sẻ, lý do ông đưa ra đề xuất này là: “Chính quyền có trách nhiệm phải bảo vệ sức khỏe cho người dân. Chúng ta không cho phép người dân được tự do mua các loại thuốc chữa bệnh mà không có đơn của bác sỹ, vậy tại sao chúng ta lại cho phép họ được tự do mua thuốc lá trong khi thuốc lá độc hại hơn bất kỳ loại thuốc gì mà các bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân. Chúng ta có trách nhiệm bảo vệ tính mạng cho người dân, việc chúng ta không cấm thuốc lá cùng đồng nghĩa với việc chúng ta đang giết người”./.Trong khi đó, tại bang Hawaii, Mỹ, nghị sĩ đảng Dân chủ Richard Creagan đang đề xuất một biện pháp hạn chế người sử dụng thuốc lá hết sức độc đáo, đó là tăng độ tuổi được phép hút thuốc lá. Theo đó, độ tuổi được hút thuốc là vào năm 2020 là 30, 2021 là 40, 2022 là 50, 2023 là 60 và 2024 lên đến 100. Như vậy, đến năm 2024, số người được phép hút thuốc lá tại bang này sẽ chỉ còn “đếm trên đầu ngón tay”. Tác hại của thuốc lá khi đó “gần như bằng 0” và các công ty thuốc lá “sẽ lũ lượt rời khỏi bang Hawaii vì họ hầu như không có khách hàng nữa”.

Trần Khánh/VOV.VN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *