(kontumtv.vn) – Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật thuộc Vườn quốc gia Chư Mom Ray (Kon Tum) có chức năng tiếp nhận, chăm sóc và thả về tự nhiên các loài động vật rừng do các tổ chức, cá nhân giao nộp. Hiện nay, hoạt động tại Trung tâm đang góp phần vào nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

Gần 2 năm nay, chị Nguyễn Thị Thanh Thanh đã gắn bó với công việc chăm sóc các loài động vật hoang dã tại Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật thuộc Vườn quốc gia Chư Mom Ray. Trung bình, mỗi năm Trung tâm tiếp nhận vài chục cá thể động vật hoang dã, mỗi loài có một chế độ ăn khác nhau, mỗi cá thể lại có sự thích ứng với môi trường khác nhau, yêu cầu người làm nhiệm vụ chăm sóc phải cẩn thận, tỉ mỉ. Chị Thanh chia sẻ: “ Đối với những trường hợp động vật hoang dã bị thương do nhiều yếu tố khác nhau do bị bắt, quá trình vận chuyển sức khỏe yếu, chúng tôi sẽ tiến hành chăm sóc trong thời gian dài, sau khi cảm thấy cá thể có thể tự ăn uống, sinh hoạt bình thường chúng tôi sẽ mời bác sĩ thú y tới kiểm tra sức khỏe xem có bị bệnh tật hay các vết thương nào không, hoặc có đủ điều kiện để có thể tự đi ngoài tự nhiên chưa thì chúng tôi sẽ tiến hành thả”.

Thả động vật hoang dã về rừng
Thả động vật hoang dã về rừng

Bên cạnh nhiệm vụ chăm sóc và thả về tự nhiên các loài động vật hoang dã, Trung tâm còn tổ chức các tour du lịch, qua đó, tuyên truyền đến du khách tham quan công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo vệ các loài động vật hoang dã nói riêng. Ông Trần Quốc Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Vườn quốc gia Chư Mom Ray cho biết: “Gần đây số lượng người dân tự nguyện giao nộp các loài động vật hoang dã ngày càng tăng. Chứng tỏ ý thức của người dân về động vật hoang dã, nuôi nhốt, săn bắt động vật hoang dã đã nhận thức được vấn đề đó không tốt, người ta giao cho chúng tôi những cá thể đó để chúng tôi thả vào rừng”.

Đối với cộng đồng vùng đệm, Trạm Bảo vệ rừng Bar Gok thuộc Vườn quốc gia Chư Mom Ray thường xuyên lồng ghép các chương trình tuyên truyền bảo vệ động vật hoang dã trong các buổi làm việc. Qua đó, nâng cao ý thức người dân sống gần rừng. Ông H’Nhi, làng Bar Gok nói: “Trước kia chưa có Luật Bảo vệ rừng, bà con đi săn bắn rất nhiều. Nhưng sau khi có Trạm Bảo vệ rừng với Trung tâm Cứu hộ ở đây thì giảm hẳn. Hơn nữa, bà con có ý thức bảo vệ động vật hoang dã cũng như bảo vệ rừng ở đây rất nghiêm ngặt”.

Thời gian tới, chính quyền các cấp, ngành chức năng tiếp tục chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; đồng thời, xử lý nghiêm những trường hợp săn bắt, mua bán trái phép các loài động vật hoang dã nhằm nâng cao ý thức của người dân liên quan đến công tác bảo vệ động vật hoang dã.

Nguyễn Thu – Duy Vĩ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *