(kontumtv.vn) – Chiều ngày 21/8, UBND huyện Sa Thầy (Kon Tum) đã tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Đến dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Tháp.

SA THAY TONG KET 10 NAM XAY DUNG NONG THON MOI

Qua 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, huyện Sa Thầy đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhất là đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Huyện đã tận dụng và phát huy tối đa nguồn lực đầu tư của Nhà nước để hỗ trợ các địa phương xây dựng kết cấu hạ tầng. Tổng nguồn lực huy động xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến nay là trên 121 tỷ đồng. Qúa trình  thực hiện các tiêu chí nông thôn mới các địa phương đã bám sát phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát và dân hưởng thụ”, gắn với phương châm “Dân làm, Nhà nước hỗ trợ”. Nhờ vậy, đã nhận được sự tham gia tích cực của người dân, tiết kiệm được kinh phí đầu tư và làm được nhiều công trình hơn. Trong 10 năm qua, nhân dân trên địa bàn đã đóng góp trên 13 tỷ đồng để tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ đời sống. Đến nay, toàn huyện có 2 xã Sa Sơn và Sa Nhơn đạt chuẩn 19/19 tiêu chí, 1 xã đạt 17 tiêu chí; các xã còn lại đạt từ 8 – 10 tiêu chí. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt trên 23 triệu đồng/ năm.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Tháp biểu dương những nỗ lực của huyện trong quá trình triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới. Đồng thời chỉ rõ một số nội dung cần khắc phục đó là một số tiêu chí về môi trường, văn hóa, đặc biệt là nhóm tiêu chí về phát triển sản xuất có kết quả thực hiện rất thấp; giải pháp về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập đời sống người dân còn hạn chế…Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh xây dựng nông thôn mới là một quá trình lâu dài, vì vậy địa phương cần chủ động xây dựng kế hoạch duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt. Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo cần gắn nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới với trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu. Tăng cường các giải pháp huy động, lồng ghép tối đa các nguồn lực để thực hiện Chương trình đảm bảo tiến độ, kết quả theo kế hoạch đề ra. Tiếp tục duy trì phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới nhằm phát huy vai trò chủ thể của người dân và chính quyền địa phương.

      CTV Trang Nhung – Thanh Huyền

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *