(kontumtv.vn) – Để đối phó với diễn biến mưa lớn, cực đoạn tiếp theo, đề nghị các địa phương theo dõi sát sao thông tin cảnh báo mưa lũ.

Chiều 30/7, Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai đã có cuộc họp trực tuyến triển khai công tác ứng phó với mưa lũ với các đơn vị liên quan, các tỉnh thành phố từ Hà Tĩnh trở ra.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT,Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống thiến tai Cao Đức Phát chủ trì hội nghị.

mua lu o quang ninh: trien khai ung pho voi dot mua lon hon hinh 0
Bộ trưởng Cao Đức Phát chủ trì hội nghị ứng phó với mưa lũ.

Tại hội nghị, ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, theo dự báo 80% khả năng chiều tối nay và các ngày từ 1-4/8, khu vực Đông Bắc hứng chịu đợt mưa cực đoan tiếp, đặc biệt mưa lớn rất có thể xảy ra ở các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang.

Báo cáo về tình hình thiệt hại cũng như công tác khắc phục hậu quả chuẩn bị đối phó với mưa lớn, ông Nguyễn Đức Long- Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết: ngày hôm qua (29/7), UBND tỉnh Quảng Ninh đã quyết định hỗ trợ 50 triệu đồng cho một ngôi nhà sập; đồng thời tính toán vị trí tạm cư, tái định cư cho các hộ dân; đến thời điểm này tỉnh cũng đã nhận được ủng hộ hơn 28 tỷ đồng của các doanh nghiệp và các địa phương.

Theo ông Nguyễn Đức Long, bề phương án lâu dài, sau đợt mưa lũ này tỉnh sẽ có đánh giá toàn diện liên quan đến công tác phòng chống mưa lũ bất thường, nhất là với đô thị rà soát lại các quy hoạch thoát nước trong trường hợp đột biến, bất thường như trận mưa vừa qua là hết sức khó khăn; Quy hoạch lại một số khu dân cư cần thiết phải di dời dân.

Liên quan đến bãi thải than, ông Nguyễn Đức Long cũng cho biết, cũng cần phải nghiên cứu bố trí lại vì hiện nay toàn bộ cốt bãi thải than đạt 300m Nhưng đối với nguy cơ như hiện nay thì phải xem xét lại nếu như tiếp tục mưa nữa chắc chắn bãi thải này sẽ vỡ, toàn bộ 300 hộ dân sẽ nằm trong bùn than”, ông Long nói.

UBND tỉnh Quảng Ninh đề nghị được hỗ trợ kinh phí  khắc phục giao thông di dân cũng như công tác quy hoạch.

UBND tỉnh Quảng Ninh đánh giá cao sự trợ giúp của lực lượng quân đội, công an trong việc tham gia ứng phó với trận mưa lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vừa qua. Mặc dù phương án 4 tại chỗ đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng nhưng thực tế nhiều nơi bị chia cắt, muốn tiếp cận phải có phương tiện, trong khi xuống máy không thể hoạt động thì các phương tiện xuồng cao su của quân đội, công an đã cho phép tiếp cận nhanh với nơi bị nước lũ cô lập, chia cắt.

mua lu o quang ninh: trien khai ung pho voi dot mua lon hon hinh 1

Về phương án đối phó với trận mưa lớn tiếp theo có thể xảy ra trong vài ngày tới như dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương.

Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang cho biết tình hình chuẩn bị công tác triển khai phòng chống ứng phó với mưa lũ hiện nay có vướng mắc nào cần tháo gỡ.

Theo đại UBND tỉnh Lạng Sơn từ ngày 27/7 đến nay, địa bàn Lạng Sơn mưa diện rộng, đến thời điểm này cơ bản đã ngớt mưa.

Lượng mưa cao nhất đo được có nơi hơn 300mm; mực nước trên sông Kỳ Cùng trên báo động khoảng 1m. Tuy nhiên, lượng mưa ở thị trấn Đồng Mỏ và huyện Chi Lăng rất lớn, đặc biệt có hiện tượng ngập úng không phải từ nước sông dâng lên mà ngập do nước từ các triền núi đá đổ về. Đây là điều khác lạ so với các năm; Cường độ mưa lớn nên các tảng đá to 30-40m3 rơi xuống các tuyến đường giao thông, đặc biệt là QL 279 là vấn đề đang được tỉnh quan tâm.

Các hồ chứa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn về cơ bản an toàn. Hiện UBND tỉnh Lạng Sơn tăng cường cử các đoàn đi kiểm tra nắm tình hình rà soát lại các nơi có nguy cơ sạt lở, vỡ hồ đập cao, đặc biệt một số nơi như Đồng Mỏ để huy động các lực lượng hỗ trợ nhanh nhất khi có tình huống mưa lũ xảy ra, di dời ngay người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Thống kê sơ bộ thiệt hại địa phương thiệt hại 8 ngôi nhà do sạt lở đất và 2 ngôi nhà do đá lăn, và 350 ha hoa màu, 18 hộ dân ở thị trấn Chi Lăng ngập nước; Tống số lượng sạt lở các tuyến đường giao thông trên 4.000 m3.

Ông Vũ Thế Chiến, Ủy ban chỉ đạo Phòng chống thiên tai đề nghị, rút kinh nghiệm ở Quảng Ninh việc phối hợp giữa các đơn vị chưa chặt chẽ. Cần nghiên cứu dự báo sát vùng có nguy cơ bị chia cắt để đưa lực lượng vào trước sẵn sàng xử lý khi có tình huống.

Theo ông Chiến đến nay có 31.000 người thuộc lực lượng quân đội và 86.000 phương tiện ứng trực ở vùng Tây Bắc, QK1, QK2 để sẵn sàng ứng phó với mưa lũ

Sau khi nghe các địa phương và một số bộ, ngành báo cáo công tác chuẩn bị ứng phó với mưa lũ. Bộ trưởng Cao Đức Phát lưu ý các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An cũng chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với mưa lũ.

Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu bên cạnh khắc phục hậu quả nặng nề thiên tai ở Quảng Ninh thì việc chủ động ứng phó với đợt mưa lớn dữ dội có thể xảy ra trong tối nay (30/7) và ngày mai, tiếp theo nữa là từ ngày 1 đến 4/8. Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, mặc dù lượng mưa trung bình ở Quảng Ninh  khoảng 400mm nhưng có nơi như ở Cửa Ông, TP Hà Long lượng mưa xấp xỉ 1.000mm và ở những nơi gây thiệt hại lớn, nhất là nơi có mưa cực đoan, cục bộ cao gây lũ quét, sạt lở. Trong tình hình mưa nhiều mấy ngày nay, đất đã ngấm nước thì nguy cơ lũ quét có khả năng cao hơn. Khả năng lũ về trên sông có thể tăng nhanh như vậy sẽ đe dọa không chỉ dân cư ven bờ và ngay cả hạ du đê điều cũng bị đe dọa. Bên cạnh đó, các hồ nhiều nơi đã đầy, một số hồ đang có sự cố nên có thể đe dọa đến an toàn hồ chứa; Trên biển sóng to gió lớn gây mất an toàn cho tàu thuyền hoạt động trên biển.

Bộ trưởng Cao Đức Phát đề nghị tỉnh Quảng Ninh và các địa phương đã có mưa lớn tiếp tục thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả để sớm hỗ trợ nhân dân sớm ổn định cuộc sống; Tìm kiếm người mất tích trên biển. Riêng đối với tỉnh Quảng Ninh đề nghị Bộ Quốc phòng điều tàu ra để hỗ trợ đưa du khách ở Cô Tô về đất liền vì nhiều người đã kẹt trên đảo 4-5 ngày.

Để đối phó với diễn biến mưa lớn tiếp theo những ngày tới, đề nghị các địa phương theo dõi sát sao thông tin cảnh báo mưa lũ có nhiều diễn biến phức tạp; Đặc biệt phải thường xuyên thông tin cho nhân dân và tìm mọi cách thông tin đến các hộ dân.

UBND các tỉnh chỉ đạo các huyện, xã có nguy cơ ngập lụt kiên quyết di dời dân ra khỏi nơi có nguy cao, nhất là nơi có thể sạt lở đất, đặc biệt dân đang sinh sống bãi ven sông suối; kể cả công nhân đang sinh hoạt ở các lều lán tạm ở công trường, ven ta luy.

Kiểm tra các hồ chứa, đối với hồ chứa lớn nguy cơ cao bố trí canh gác và vận hành phù hợp để đảm bảo an toàn. Kiểm tra đê xử lý ngay đê có vấn để, tổ chức hộ đê…

Bộ Công thương cử chuyên gia phối hợp Quảng Ninh đánh giá nguy cơ ở bãi thải than để có biện pháp phù hợp vì thời gian tới vẫn tiếp tục mưa; Đồng thời chỉ đạo Tập đoàn Than khoáng sản có biện pháp bảo đảm hầm mỏ an toàn.

Bộ GT-VT chỉ đạo bố trí các phương tiện về các địa phương để chuẩn bị sẵn sàng xử lý sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt.

Bộ Thông tin- Truyền thông bố trí đảm bảo thông tin trong mọi tình huống.

Tất cả các tỉnh có tàu thuyền và ngư dân hoạt động trên Vịnh Bắc Bộ thường xuyên thông báo và cảnh báo hướng dẫn công dân về nơi trú ẩn an toàn.

Các địa phương, Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn bố trí ém sẵn lực lượng để ứng cứu cho địa phương khi cần thiết, đặc biệt là phương tiện tàu thuyền.

Các địa phương tổ chức trực ban 24/24h, thường xuyên kết nối liên lạc với Văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai để chỉ đạo xử lý ngay.

Trước đó, ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục đi qua Bắc Bộ, từ ngày 26/7 đến 7h ngày 30/7, tại các tỉnh miền núi phía Bắc đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Riêng tại tỉnh Quảng Ninh có mưa rất to, cường suất mưa lớn; tổng lượng mưa từ ngày 26/7 đến 7h ngày 30/7 tại một số trạm có mưa lớn như: Cửa Ông: 1172mm, Cô Tô: 886mm, Móng Cái: 890mm, Bãi Cháy: 695mm; trong đó một số địa điểm mưa ngày trên 200mm như: Cừa Ông mưa 437mm (26/7) và 278mm (27/7), Móng Cái mưa 334mm (27/7) và 264mm (28/7).

Mưa lớn đã gây ngập lụt, sạt lở đất và gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tại tỉnh Quảng Ninh. Theo báo cáo, mưa lũ đã làm 17 người chết, 08 người.bị thương; 19 nhà sập, đổ, 3.700 nhà bị ngập; 1.065 ha lúa, hoa màu, 433,3 ha và 880 lồng nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; 33.600 m3đ ất đá sạt lở và nhiều điểm trên các tuyến đường giao thông bị ngập lụt. Tổng kinh phí thiệt hại ước tính trên 1000 tỷ đồng.

 Ngoài ra do ảnh hưởng của gió mạnh, sóng lớn trên biển, đã gây 03 vụ chìm tàu làm 7 lao động mất tích (6 lao động trên tàu cá TH91287 bị nạn khu vực đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh; 1 lao động trên tàu cá TH90446 bị nạn khu vực Nam đảo Long Châu, TP Hải Phòng). Hiện địa phương, Hải quân, Bộ đội Biên phòng vẫn đang tiếp tục phối hợp tổ chức tìm kiếm người mất tích./.

 
Đỗ Hưng/VOV.VN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *