(kontumtv.vn) – Túi tiền quốc gia luôn ở tình trạng thu có hạn nhưng chi thì như vô hạn. Hệ thống ngân sách lỏng lẻo, dựa vào xin cho và đang phải nuôi quá nhiều, TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế nhận định.

Trước thực tế nhu cầu chi ngân sách thời gian tới vẫn phải tăng lớn mặc dù thu ngân sách sẽ không tăng mạnh,.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế đã chia sẻ, phải thấy rằng, trong điều kiện chưa huy động được nhiều nguồn thu thì ngân sách của chúng ta đang phải gánh rất nhiều thứ.

Đầu tiên là chi cho đầu tư phát triển hạ tầng. Bao nhiêu năm, chúng ta xây mãi vẫn chưa xong cơ sở vật chất, nền tảng hạ tầng cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng riêng phần này, Chính phủ chi tiêu nhiều là có cơ sở khách quan.

ngân sách, chi tiêu, nợ công, tăng trưởng, thất thu, hụt thu, kỷ luật, lỏng lẻo, vỡ nợ, tài chính, túi tiề, ngân-sách, chi-tiêu, nợ-công, tăng-trưởng, thất-thu, hụt-thu, kỷ-luật, lỏng-lẻo, vỡ-nợ, tài-chính, túi-tiền
Ông Trần Đình Thiên.

Tuy nhiên, ở chi thường xuyên, có vấn đề lớn nhất là chúng ta không kiểm soát được. Ngân sách đã phải nuôi quá nhiều cho một bộ máy với số lượng biên chức cứ ngày càng phình to ra. Mặc dù khoán lương thì thấp, nhưng số lượng biên chế lớn nên khoản chi cho bộ máy con người này cứ phồng ra, không kiểm soát được. Cùng đó, ngân sách còn phải nuôi cả hệ thống các cơ quan khác đều thuộc biên chế Nhà nước.

Ngoài ra, ngân sách còn phải trả lương hưu rất lớn khi cơ chế hiện nay là tiền lương của người về hưu vẫn tính dựa theo hệ thống lương của người đang làm việc.

Thưa ông, vừa qua, ở cấp địa phương có hiện tượng “vỡ ngân sách”. Nhiều nơi còn muốn xây dựng các trung tâm hành chính nghìn tỷ. Ông có ý kiến thế nào về kỷ luật ngân sách ở đây?

– Bản thân câu chuyện này không có gì mới. Hệ thống ngân sách của ta là hệ thống mềm, lỏng lẻo, cơ chế chi tiêu không được kiểm soát, phân bổ ngân sách dựa trên nguyên tắc xin-cho, không theo những nguyên lý cứng.

Vì thế mới có chuyện thu là con số có giới hạn nhưng tiêu thì cứ lớn hơn nên căng thẳng. Vấn đề cốt lõi là ở đó.

Ở Bạc Liêu hay ở nơi khác xảy ra như vậy, nói trời nói đất gì thì cốt lõi câu chuyện vẫn là thế thôi. Tình trạng ở Bạc Liệu, Cà Mau găng quá nên mọi sự rõ ra thế.

Chúng ta đã không làm theo cái cần phải làm nên câu chuyện vẫn thế.

Sau các vụ “vỡ ngân sách địa phương”, ông nghĩ thế nào về câu chuyện chế tài và trách nhiệm của người đừng đầu các đơn vị phải đảm bảo cân đối thu-chi và chi tiêu ngân sách phải tiết kiệm, hiệu quả?

– Tôi cho rằng, việc xử lý vài cá nhân ở Bạc Liêu, Cà Mau… nếu có chỉ có ý nghĩa về mặt đạo đức mà thực tế, dùng đạo đức điều hành hệ thống thì không ăn thua. Ở đây, cứ cho là địa phương chi quá đà nhưng tại sao người ta lại quá đà như vậy, không kiềm chế được?

ngân sách, chi tiêu, nợ công, tăng trưởng, thất thu, hụt thu, kỷ luật, lỏng lẻo, vỡ nợ, tài chính, túi tiề, ngân-sách, chi-tiêu, nợ-công, tăng-trưởng, thất-thu, hụt-thu, kỷ-luật, lỏng-lẻo, vỡ-nợ, tài-chính, túi-tiền
Có bao nhiêu công trình xây rồi bỏ hoang, tốn tiền không hiệu quả.

Là bởi vì hệ thống cho phép người ta có khả năng làm được như vậy. Có thể tới đây, với các ví dụ trường hợp cụ thể như vậy, phải có kỷ luật, có hình thức phê bình nào đó, nhưng nó không làm thay đổi bản chất sự việc của việc chi tiêu ngân sách hiện nay.

Tại kỳ họp của Quốc hội vừa rồi, nhiều ý kiến đã yêu cầu phải thiết kế phân bổ ngân sách lại giữa trung ương và địa phương. Không thể có chuyện Trung ương cứ bao cấp mãi cho nhiều địa phương được, ở dưới cứ thiếu rồi đi xin. Người ta đã quen với kiểu ấy rồi, chẳng thấy có gì sai ở đây. Có thể người ta làm vì nhân danh phúc lợi xã hội của địa phương, nhưng trường học đang thiếu thì lại đi làm tượng đài.

Vậy, bản chất câu chuyện là anh phải chịu trách nhiệm rõ ràng về các khoản chi tiêu công, chi từ ngân sách và phải giải trình được.

Nếu chúng ta chỉ xử lý ở Bạc Liêu, Cà Mau thì chỉ là xử lý về hiện tượng mà không xử lý được tận gốc vấn đề. Giống như việc ta chỉ bắt được 1 con sâu thì không thể trừ diệt sâu bệnh được mà phải kiểm soát được hệ thống sinh sản ra các con sâu đó.

Tới đây, Luật Ngân sách Nhà nước 2015 có hiệu lực, ông có nghĩ rằng, câu chuyện chi tiêu ngân sách hay kỷ luật ngân sách có thể chuyển biến hiệu quả hơn?

–  Tôi cho rằng, Luật Ngân sách Nhà nước vừa được Quốc hội thông qua sẽ không làm thay đổi căn bản vấn đề kỷ luật ngân sách hiện nay. Luật này sẽ chỉ cải thiện được một số điểm không còn thích hợp trước đây thôi. Bản chất ở đây là luật phải thay đổi từ điều hành ngân sách theo nguyên tắc mềm mà sang những nguyên cứng, bỏ xin – cho đi. Đó là gốc của vấn đề.

Các hạng mục chi ngân sách phải có lộ trình, có xác định ưu tiên chuẩn mực, giá cả cũng phải ổn định và tính trước được trượt giá. Không thể nào có tình trạng xin được đồng vốn nào hay đồng vốn đó, đến lúc không kiểm soát được.

Đặc biệt, việc chi tiêu tiền ngân sách phải gắn với những cam kết trách nhiệm và tính giải trình. Thậm chí, việc thực hiện ngân sách phải giống như Luật Ngân sách hàng năm, chứ không phải là Nghị quyết. Nếu không tôn trọng các nguyên tắc chi tiêu ngân sách, vi phạm thì tức là vi phạm luật.

Phạm Huyền(thực hiện)/Vietnamnet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *