(kontumtv.vn) – Hơn một tỉ người đạo Hồi và cả nhân loại vẫn cần nhận thức một cách toàn diện hơn nữa về nhau.

Vụ việc tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng IS thiêu sống con tin người Jordan cách đây vài ngày đã cho thấy một mức độ tàn bạo mới, khiến cả thế giới sôi sục về IS. Một lần nữa, nó tiếp tục làm xấu đi những ấn tượng liên quan đến Hồi giáo. Song phải chăng đây cũng là lúc để chúng ta bình tĩnh kiểm chứng những ấn tượng này.

Nhắc tới đạo Hồi, hầu như ai ngoại đạo cũng có cảm giác “gai gai”, vì tôn giáo này nghe nói quá “quá khích” và những tín đồ của nó nghe nói quá “cuồng tín” và “mê muội”. Trong khi thực tế, có bao nhiêu người từng thực sự tiếp xúc với một tín đồ Đạo Hồi? Bao nhiêu người từng dự một thánh lễ hoặc một buổi cầu nguyện, hay từng đến một quốc gia đạo Hồi?

Vậy thì tại sao chúng ta lại ghét/sợ những gì liên quan tới hai từ “Hồi giáo” đến vậy?

Theo báo cáo “Mức độ cởi mở cho đối thoại cán mức thấp mới năm 2014” của tập đoàn truyền thông Mediatenor, một số nguyên nhân sau đây được cho là chi phối nhận thức của phần còn lại của nhân loại về hơn 1,5 tỉ người đang tin theo tôn giáo có số lượng tín đồ cao thứ nhì trên thế giới (chỉ xếp sau Thiên chúa giáo). Báo cáo này căn cứ trên việc phân tích nội dung của gần 3 triệu bài báo trên báo in, phát thanh – truyền hình và báo mạng điện tử của hơn 100 cơ quan báo chí uy tín thế giới.

Hình ảnh không toàn diện trên truyền thông

Đưa tin về đạo Hồi đã xấu đi một cách nhất quán sau sự kiện 11/9, chủ đạo là hình ảnh những kẻ khủng bố Hồi giáo và các nhóm có vũ trang, cả ở các nước Trung Đông và thế giới phương Tây. Những năm gần đây, cuộc khủng hoảng Palestine cũng được đóng khung vào quan điểm tôn giáo, như là cuộc đối đầu giữa phe Hồi giáo Hamas và Chính phủ Isarel bị chi phối bởi đảng cầm quyền và những người định cư.

Bị chi phối bởi các chiến dịch truyền thông hiệu quả của IS và Boko Haram, giọng điệu phản ánh về đạo Hồi cán một mức thấp mới vào năm 2014. Giọng điệu thậm chí còn tồi tệ hơn vụ tấn công 11/9 năm 2011. Tin tức về Đạo Hồi chủ yếu tập trung vào bạo lực, chiến tranh và khủng bố, trong khi cuộc sống thường ngày của Đạo Hồi là kinh Koran và kỳ nghỉ thánh lễ.

Tin tức về đạo Hồi đã được nhấn mạnh đáng kể trên truyền hình châu Âu, Mỹ, Châu Á và Nam Phi, vì các sự kiện quân sự được kịch tính hóa hơn bởi truyền hình, trong đó nhấn mạnh bản chất và những quy định man rợ của IS. Vì sự tăng lên của mức độ quan tâm đối với sự phát triển của IS, từ việc tăng cường viện trợ cho một số lượng tuyển mộ lớn từ Arab và các nước phương Tây phát triển thành một vòng lặp thông tin phản hồi, giọng điệu về đạo Hồi trở nên tiêu cực không chỉ ở các nước tham gia vào cuộc chiến đấu chống IS và các nước đứng ngoài cuộc chiến như những năm trước đây, ví dụ Trung quốc, Nam Phi hay Áo.

IS, con tin, hành quyết, Jordan, Hồi giáo, Mohamed Morsy

Báo cáo cũng đưa ra hàng loạt nhân xét về sự thiếu vắng các tin tức toàn diện về đạo Hồi. Toàn bộ cuộc sống của các tín đồ đạo Hồi không được đề cập hoặc ít được chú ý, thay vì đó người ta chú ý nhiều tới khía cạnh chính trị của tôn giáo này và các xung đột lợi ích giữa các quốc gia có đa số người dân theo đạo Hồi và các nước phương Tây. “Mối đe dọa Hồi giáo” là chủ đề được tập trung nhất trên truyền thông Hoa Kỳ.

Hơn nữa, sự xuất hiện của đạo Hồi trên truyền thông vừa không đủ tần xuất lại quá tiêu cực về nội dung đã khiến cho nhân loại không theo đạo Hồi có cách nhìn phiến diện về tôn giáo này. Đó chính là một trong những nguyên nhân sâu xa cho những thảm kịch xảy ra kiểu Charlie Hebdo hay các cuộc tấn công “sói cô độc” để trả thù “những kẻ không theo Hồi giáo”.

Gắn chủ yếu với hình ảnh về khủng bố và bạo lực

Bức tranh công khai của đạo Hồi bị giới hạn không chỉ bởi quan điểm hạn chế của các cơ quan điều hành tại các quốc gia phương Tây và chủ đề hạn hẹp tập trung vào bạo lực và chiến tranh, mà còn bởi sự thiếu vắng các lãnh đạo tôn giáo trên truyền thông. Vì tín đồ Hồi giáo tại các quốc gia Tây phương vẫn chưa tạo được ra biểu tượng trên tầm quốc gia để tham gia vào các cuộc tranh luận công khai tương xứng với biểu tượng của Giáo hội Công giáo, ấn tượng của một xã hội tương tự thuộc đạo Hồi được tạo nên thiếu quan điểm Hồi giáo trong truyền thông.

Cá nhân hóa đóng một vai trò mạnh mẽ trong độ bao phủ truyền thông của vùng: hơn 1.000 tin tức về Giáo Hoàng Francis đã được truyền phát bởi 21 chương trình tin tức được Media Tenor đánh giá trong năm 2014. Tương đương 9% của tất cả các báo cáo về các lãnh tụ tôn giáo. Giáo hoàng Francis đã dựa trên chiến dịch của ông để làm mới Nhà thờ Công giáo trên nhận thức tích cực trong phân khúc có ảnh hưởng lớn của truyền thông.

Trong khi đó, ngoại trừ các nhân tố chính trị như Mohamed Morsy hay kẻ khủng bố tự xưng là Caliph al Bagdadi, thì các các lãnh đạo Hồi giáo gần như hoàn toàn vắng mặt trên truyền hình phương Tây. Điều này làm giảm tính đáng tin và ảnh hưởng của thông điệp từ họ.

IS, con tin, hành quyết, Jordan, Hồi giáo, Mohamed Morsy

Nếu một tôn giáo được xuất hiện và nhận thức đầu tiên phải từ các lãnh tụ tôn giáo, những người giảng kinh, những người truyền đạo, thì đạo Hồi lại xuất hiện trên truyền thông với các chiến binh thành chiến, các trùm băng đảng khủng bố, các tổ chức cực đoan và các vụ bạo lực.

Tệ hại hơn nữa, IS ngày càng “nổi tiếng” do những chiến dịch tập trung vào truyền thông của họ với các hình ảnh chặt đầu man rợ, các vụ hành quyết hàng loạt, thậm chí thiêu người và các hình phạt dành cho đối tượng yếm thế trong xã hội như là người đồng tính hay phụ nữ.

Tôn giáo không hướng con người tới điều ác, tôn giáo cũng không nhằm mục đích làm cho thế giới trở nên hỗn loạn. Chỉ có con người sử dụng tôn giáo cho những mục đích không trong sáng của mình.

Những tội ác của IS khiến cả thế giới căm phẫn. Song với sứ mệnh của mình, truyền thông luôn phải là nơi cung cấp những thông tin, cái nhìn tỉnh táo, khách quan, cân bằng giúp độc giả hiểu được toàn diện, chuẩn xác về Hồi giáo. Hơn một tỉ người đạo Hồi và cả nhân loại vẫn cần nhận thức một cách toàn diện hơn nữa về nhau.

Nhung Nguyễn/Vietnamnet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *