Chú thích ảnh
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Shah Alam, ngoại ô Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 7 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Myanmar và Campuchia.

Tại ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á là Indonesia, tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” đang quay đầu tăng mạnh cả số ca mắc mới và ca tử vong. Trong 1 ngày qua, Indonesia là nước có số ca tử vong và số ca mắc mới cao nhất Đông Nam Á, thậm chí số ca bệnh mới của nước này còn cao nhất kể từ đầu dịch tới nay trong ngày thứ 6 liên tiếp. Số ca tử vong trong ngày tại Indonesia cao hơn tất cả các nước ASEAN khác cộng lại.

Trong khi đó, diễn biến dịch bùng phát nghiêm trọng ở Philippines, biến nước này thành một trong những ổ dịch nóng của khu vực. Dịch diễn biến xấu với số ca mắc mới/ngày cao nhiều ngày liên tiếp và cao thứ hai trong số các nước Đông Nam Á, trong khi số ca tử vong và mắc bệnh mới trong ngày 27/6 đứng thứ hai toàn khối.

Chú thích ảnh
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Shah Alam, ngoại ô Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: AFP/TTXVN

Malaysia tình hình vẫn vô cùng đáng quan ngại. Nước này hiện cũng là một trong những điểm dịch nóng của khu vực, khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh suốt mấy tuần vừa qua.

Ngày 27/6, Malaysia ghi nhận số ca bệnh mới cao thứ ba Đông Nam Á, đồng thời số ca tử vong cũng ở mức đáng ngại với 82 trường hợp không qua khỏi (đứng thứ 3 trong khối ASEAN). Trước làn sóng dịch nguy hiểm mới, Chính phủ Malaysia đã quyết định phong tỏa toàn quốc trong hơn 1 tuần qua với hy vọng đảo chiều đồ thị dịch bệnh.

Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua tới 804 ca bệnh COVID-19 mới ghi nhận và 7 ca tử vong.

Thái Lan cũng đối mặt với tình hình đáng quan ngại khi số ca lây nhiễm cộng đồng vẫn ở mức cao trong mấy ngày gần đây, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 27/6 ghi nhận thêm trên 3.995 ca bệnh mới, trong khi số ca tử vong là 42 người, tăng mạnh so với mấy ngày qua. So với 1 tuần trước, số ca mắc mới tại Thái Lan đang chứng kiến đà tăng trở lại, số ca tử vong cũng tăng một cách đáng ngại.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Manila, Philippines. Ảnh: AFP/TTXVN

Campuchia dịch bệnh đang ở tình trạng nghiêm trọng và đáng ngại khi nước này có 839 bệnh nhân mới và 17 ca tử vong trong một ngày qua. “Sự cố cộng đồng” mới đây bắt đầu có xu thế hạ nhiệt, số bệnh nhân mắc mới có xu thế chững lại. Hiện nay, Campuchia đang hứng chịu tình trạng dịch bệnh nghiêm trọng nhất kể từ đầu dịch, buộc nước này phải áp đặt lệnh phong tỏa tại nhiều khu vực, tỉnh thành.

Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 92.341 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 664 ca so với 1 ngày trước. Trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 4.781.939 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 4.294.436 trường hợp.

Toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới ở nhiều nước thành viên sau khi chủng virus Delta lây lan mạnh. Trong 24 giờ qua, có 9/11 các nước thành viên ASEAN ghi nhận các ca COVID-19 mới.

Diễn biến dịch COVID-19 tại Đông Nam Á ngày 27/6:

Quốc gia Tổng số ca mắc Ca mắc mới Tổng số ca tử vong Ca tử vong mới Ca phục hồi
Indonesia 2,115,304 +21,342 57,138 +409 1,850,481
Philippines 1,397,992 +6,096 24,372 +128 1,321,050
Malaysia 734,048 +5,586 4,944 +60 667,709
Thái Lan 244,447 +3,995 1,912 +42 198,928
Myanmar 153,160 +804 3,297 +7 135,413
Singapore 62,544 +14 36 62,195
Campuchia 47,649 +839 540 +17 42,157
Việt Nam 15,401 +126 75 +1 6,137
Timor-Leste 9,035 +56 21 8,176
Lào 2,100 3 1,972
Brunei 259 3 245
Chú thích ảnh
Phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 tại một khu chợ ở Bangkok, Thái Lan, ngày 21/6/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Tại Thái Lan, Công báo Hoàng gia Thái Lan tối 26/6 đã công bố các biện pháp mới do Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha ký ban hành nhằm kiềm chế sự lây lan của dịch COVID-19 tại thủ đô cùng vùng phụ cận và 4 tỉnh ở miền Nam.

Những biện pháp mới này sẽ được áp dụng trong 30 ngày kể từ 28/6, bao gồm lệnh cấm phục vụ ăn uống tại nhà hàng, quán ăn ở Bangkok cùng 5 tỉnh lân cận là Nonthaburi, Pathum Thani, Samut Praka, Samut Sakhon và Nakhon Pathom. Các trung tâm mua sắm ở Bangkok và 5 tỉnh này phải đóng cửa trước 9 giờ tối, trong khi các bữa tiệc hay lễ kỷ niệm, hoặc các hoạt động có sự tham gia của hơn 20 người cũng sẽ bị cấm. Ngoài ra, các công trường xây dựng trong 6 tỉnh nói trên sẽ đóng cửa và các khu trại của công nhân sẽ bị phong tỏa để kiềm chế các ổ dịch.

Nhà chức trách sẽ thiết lập các trạm kiểm soát ở Bangkok và 5 tỉnh lân cận để hạn chế việc đi lại và di dời của công nhân xây dựng, đồng thời cũng lập các trạm kiểm soát ở 4 tỉnh ở miền Nam là Narathiwat, Pattani, Songkhla và Yala. Thái Lan ngày 27/6 ghi nhận thêm 3.995 ca nhiễm mới COVID-19 cùng 42 trường hợp tử vong, nâng tổng số ca nhiễm lên 244.447 ca, trong đó có 1.912 người không qua khỏi.

Chú thích ảnh
Cảnh vắng lặng trên đường phố thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia khi lệnh phong tỏa toàn quốc được áp đặt nhằm phòng ngừa dịch COVID-19 lây lan, ngày 1/6/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Ngày 27/6, hãng thông tấn Bernama dẫn lời Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin thông báo nước này sẽ kéo dài lệnh phong tỏa toàn quốc – theo kế hoạch trước đó sẽ được gỡ bỏ vào ngày 28/6 – nhằm hạn chế sự lây lan của virus SARS-COV-2 gây bệnh COVID-19.

Thủ tướng Muhyiddin không nêu rõ thời điểm sẽ gỡ bỏ lệnh phong tỏa toàn quốc, song cho biết biện pháp hạn chế sẽ không được nới lỏng cho tới khi số ca mắc COVID-19 tính theo ngày giảm xuống dưới 4.000 ca.

Ngày 26/6, Malaysia thông báo có 5.803 ca nhiễm mới, trong đó 5.793 ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế làm việc tại một điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 ở Viêng Chăn, Lào, ngày 17/6/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Ngày 27/6, Bộ Y tế Lào thông báo trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 10 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 1 ca cộng đồng tại thủ đô Viêng Chăn và 9 ca nhập cảnh được cách ly ngay tại các tỉnh khác sau 48 giờ không có ca mắc mới trong cộng đồng.

Bộ Y tế Lào cho biết việc thủ đô Viêng Chăn ghi nhận 1 ca mắc mới trong cộng đồng sau 2 ngày liên tiếp không có ca nhiễm nào cho thấy dịch vẫn còn nguy cơ bùng phát trong cộng đồng nếu người dân không tuân thủ nghiêm các qui định phòng chống dịch bệnh.

Mặc dù khẳng định tình hình dịch đang trong tầm kiểm soát, Lào vẫn đang phải đối mặt với thách thức và nguy cơ lây nhiễm trên diện rộng do tình hình dịch bệnh ở các nước có chung đường biên giới với nước này vẫn đang diễn biến phức tạp; nếu để lọt các trường hợp nhập cảnh bất hợp pháp, nguy cơ dịch tái bùng phát là rất cao. Chính vì vậy, bên cạnh việc tăng cường kiểm soát biên giới, Bộ Y tế Lào kêu gọi người dân tiếp tục nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh, đồng thời hợp tác với các cơ quan chức năng trong công tác truy vết và khoanh vùng dập dịch. Đến nay, Lào đã ghi nhận tổng cộng 2.110 ca nhiễm COVID- 19, trong đó có 3 người tử vong.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Manila, Philippines, ngày 12/5/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Bộ Y tế Philippines ngày 27/6 thông báo ghi nhận 6.096 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc bệnh tại quốc gia này lên là 1.397.992 ca. Tổng số ca tử vong vì dịch bệnh cũng đã tăng lên 24.372 ca, tăng 128 ca so với một ngày trước đó. Thứ trưởng Y tế Philippines Leopoldo Vega kêu gọi người dân duy trì cảnh giác với dịch bệnh trong bối cảnh nguy cơ lây nhiễm biến thể mới Delta của virus SARS-CoV-2 vẫn cao.

Thứ trưởng Vega cho rằng dù số ca mắc mới ở vùng đô thị Manila đã giảm dần nhưng với tốc độ rất chậm nên tình hình dịch bệnh tại nước này chưa được coi là an toàn, trong khi số ca mắc mới một số khu vực ở miền Trung và miền Nam Philippines vẫn đang tăng.

Thanh Tuấn/Báo Tin tức/TTXVN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *