(kontumtv.vn) – Những lần cắt khí đốt trước đây đã khiến nhiều nước châu Âu trải nghiệm sự khốn khổ của giá rét mùa đông. Trong cuộc đối đầu này, khí đốt hẳn là “vũ khí” chiến lược của Tổng thống Putin khiến EU luôn bị ám ảnh.

Những cú trừng phạt

Theo Reuters, Công ty vận tải khí đốt Ukrtransgaz -Ukraine đã nhập khí đốt từ Ba Lan và Hungary trong tháng 7 vừa qua sau khi bị Nga cắt nguồn cung khí đốt hồi giữa tháng 6 với lý do Kiev không trả nợ.

Động thái này có thể cấp cứu cho Ucraina trong tình thế trước mắt. Mặc dù vậy, khó khăn của Ukraine vẫn rất lớn do khối lượng khí đốt nhập khẩu trong thời gian nói trên chỉ bằng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều đó có nghĩa là người dân Ukraine thiếu khí đốt để sưởi ấm và tình trạng có thể trầm trọng hơn khi mùa đông đang tới.

Đáng lo hơn, cuộc tranh chấp này có thể ảnh hưởng tới người tiêu dùng châu Âu bởi 15% lượng khí đốt tiêu thụ của họ được vận chuyển qua Ukraine.

Cũng giống như Ukraine, người dân châu Âu đã nếm trải những khắc nghiệt mùa đông khi nguồn cung khí từ Nga bị gián đoạn vào các năm 2006 và 2009. Đây là các thời điểm mà tập đoàn con cưng của Tổng thống Putin Gazprom quyết định tăng giá bán khí đốt, lần 1 từ 50 USD/1000m3 lên 230 USD/1000m3 và lần thứ 2 lên 400 USD/1000m3. Nga muốn tăng giá để phụ hợp với thị trường còn EU thì phản đối và van khí đã lập tức bị khóa.

Nga, Mỹ, phương-Tây, trừng-phạt, chiến-tranh-kinh-tế, thương-mại, Vladimir-Putin, Putin, ngoại-trưởng-Nga, Sergei-Lavrov, trừng-phạt, trả-đũa, Nhật, EU, châu-Âu, tòa-án, luật-pháp, bên-nguyên, tống-giam, Boris-Yeltsin, Điện-Kremlin, Kremlin
Những lần cắt khí đốt trước đây của Nga đã khiến nhiều nước châu Âu trải nghiệm sự khốn khổ của giá rét mùa đông

Với Ukraine, Nga đã cắt giá khí đốt ưu đãi cho Ukraine dưới thời cựu tổng thống Viktor Yanukovych từ tháng 4/2014 sau khi kết tội chậm thanh toán và chuyển sang hệ thống trả trước do không nhận được tiền thanh toán nợ nần từ Ukraine.

Cú cắt đứt nguồn cung cấp khi cho Ukraine hồi giữa tháng 6 vừa qua được Nga cho biết là do Ukraine không thanh toán hết số nợ khoảng 2 tỷ USD. Trong khi đó, Ukraine cho biết họ từ chối trả tiền bởi bị Gazprom nâng giá 80% lên 485,5 USD/1000m3.

Cũng là tăng giá nhưng có một điểm khác với các lần tăng giá trước khi cuộc chiến ở Ukraine đang căng thẳng và kéo theo những đối đầu, trừng phạt giữa Nga với EU và Mỹ. .

Hai bên Nga và phương Tây đã có những biện pháp trừng phạt và trả đũa lần nhau. Tuy nhiên, nhìn chung EU dường như vẫn khá thận trọng bởi nỗi ám ảnh lạnh lẽo của “mùa đông nước Nga”.

Putin không lấn lướt

EU phụ thuộc vào khí đốt Nga và ngược lại việc Nga không dễ bỏ qua túi tiền của châu Âu trong thời điểm hiện nay. Đây là điều rõ ràng mà các bên đều thực sự đã chơi bài ngửa trong các cuộc đàm phán.

Hành động tự ý nâng giá để phù hợp với thị trường của Gazprom trước đây và hàng loạt các cuộc đàm phán kéo giá lên xuống của hai bên đã cho thấy sự phụ thuộc không thể thiếu nhau của Nga và EU.

Nga, Mỹ, phương-Tây, trừng-phạt, chiến-tranh-kinh-tế, thương-mại, Vladimir-Putin, Putin, ngoại-trưởng-Nga, Sergei-Lavrov, trừng-phạt, trả-đũa, Nhật, EU, châu-Âu, tòa-án, luật-pháp, bên-nguyên, tống-giam, Boris-Yeltsin, Điện-Kremlin, Kremlin
Trong cuộc đối đầu này, khí đốt hẳn là “vũ khí” chiến lược của Tổng thống Putin khiến EU luôn bị ám ảnh.

Vấn đề an ninh năng lượng đã được các nước EU họp bàn rất nhiều lần và các giải pháp đã từng được đưa ra là điện hạt nhân, sự hỗ trợ từ Mỹ và nhập thay thế từ châu Phi và Nam Mỹ. Mặc dù vậy, cho đến nay, châu Âu vẫn phụ thuộc rất lớn vào Nga với 2/3 số nước nhập khẩu khí đốt từ nước này với khối lượng chiếm tới ¼ tiêu dùng trong khu vực.

Vì thế, nếu ngừng cung cấp khí đốt, sẽ có khoảng 10 nước rét cóng vì hoàn toàn phụ thuộc vào khí đốt nhập khẩu của Nga. Một số nước khác cũng chịu ảnh hưởng nặng nề đối với cả đời sống của người dân lẫn nền kinh tế, trong đó có cả những nước lớn nhất trong khu vực, với mức nhập khí chiếm từ 15-40%.

Những mùa đông lạnh lẽo trước đây cùng với một sự thật không chối cãi là EU chưa thoát ra khỏi cái bóng năng lượng của Nga đã khiến cho nhiều nước EU cảm thấy ớn lạnh khi thamgia các biện pháp trừng phạt Nga.

Một điều chắc chắn là việc trông chờ vào đồng mình Mỹ cũng không thể giúp EU có được năng lượng giá rẻ, trong khi nhập khẩu từ các khu vực khác cũng có hạn và mức giá không dễ chấp nhận. Quân bài chiến lược của Nga do vậy vẫn đang phát huy tác dụng trong việc khống chế EU ra những phán quyết mang tính quyết định, đánh trực tiếp vào nền kinh tế của nước này.

Ở chiều ngược lại, các nước EU đều khá tự tin vào những hợp tác chặt chẽ với Nga trên nhiều lĩnh vực như Anh là tài chính, Pháp là quốc phòng và Đức là công nghiệp. Nhiều tập đoàn lớn của EU có cổ phần hoặc hợp tác với các tập đoàn năng lượng hàng đầu của Nga. Hồi cuối tháng 4/2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã cảnh cáo rằng những lệnh trừng phạt của EU và Mỹ có thể ảnh hưởng tới chính công việc của những công ty năng lượng phương Tây ở Nga.

Bên cạnh đó, không ít nhà phân tích cho rằng, Putin là một người quyết liệt nhưng luôn tỉnh táo, luôn có cái đầu lạnh lùng và có lẽ không bao giờ chơi đòn hạ sách cho dù trong bức thư Tổng thống Putin gửi các nhà lãnh đạo EU gần đây có cảnh báo trong trường hợp bất đắc dĩ Tập đoàn khí đốt Gazprom có thể dừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động cung cấp khí đốt sang Ukraine và đồng nghĩa với việc dòng chảy khí đốt sang châu Âu sẽ bị gián đoạn.

Cuộc khủng hoảng năng lượng là điều mà các nước châu Âu e ngại nhất bởi viễn cảnh của họ cũng sẽ không khác gì một bộ phận lớn người dân ở Ukraine đang và sẽ còn phải tiếp tục hứng chịu trong mùa đông đang tới. Chính vì thế,một chiến lược cũng đang được EU đẩy nhanh là giảm phụ thuộc vào năng lượng, nhất là trong bối cảnh Nga đã tìm được một khách hàng lớn mua khí trong tương lai ở khu vực châu Á là Trung Quốc.

Văn Minh/Vietnamnet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *