(kontumtv.vn) –  Các nhà lãnh đạo Đông Nam Á dường như đã xóa sổ cụm từ “mối đe dọa Trung Quốc” khỏi ngôn từ ngoại giao của họ và thay vào đó là cụm từ “thách thức Trung Quốc”. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để xua tan mọi can thiệp của Trung Quốc rằng ASEAN có thể “sát cánh” cùng với nhau.

Các nhà quan sát biển Đông tin rằng quyết định trên đã cung cấp cho Philippines đòn bẩy giá trị trong tương quan quan hệ với Trung Quốc. Nhưng hãy còn quá sớm để Philippines vỗ tay ăn mừng chiến thắng trước việc tòa Hague tuyên bố có thẩm quyền xem xét đơn kiện về một số tuyên bố lãnh thổ về các vùng tranh chấp tại biển Đông.

Một yếu tố cần Manlina tính toán. Đó là sự hậu thuẫn cho vụ kiện từ 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) mới là  đóng vai trò sát sườn hơn. Các nước thành viên của Hiệp Hội này bao gồm: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Jay L. Batongbacal, Giám đốc Viện Các vấn đề Hàng hải và Luật biển (UP-IMLOS) nhận định rằng: “Manila vẫn phải duy trì ủng hộ quốc tế cho vụ kiện của nước này để có thể chuyển thắng lợi pháp lý thành áp lực chính trị thực chất”. Thật vậy, phán quyết, như một đòn quốc tế đánh vào tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, mở ra một cách thức mới trong việc tương tác với Bắc Kinh liên quan đến các vấn đề tranh chấp chủ quyền.

Hội nghị Thượng đỉnh thường niên lần thứ 27 tại Kuala Lumpur 18-22/11 sắp tới có thể là một diễn đàn tăng cường sự đoàn kết và năng lực của các quốc gia thành viên. Những điểm chính bao gồm phản đối sự mở rộng tuyên bố lãnh thổ quá đáng của Trung Quốc, thúc đẩy Bộ Quy tắc ứng xử tại biển Đông (COC), nhằm đảm bảo sự an toàn cho ngư dân, tái khẳng định sự cần thiết của việc thực hiện tự do hàng hải và giải quyết trách nhiệm theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS).

Thượng định APEC, Trung Quốc, biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, ASEAN
Ảnh minh họa: asean-investor.

Đây cũng là một cơ hội để thiết lập lại các cơ chế quản lý xung đột của khu vực. Thật vậy, các tranh chấp kéo dài về các tuyên bố chủ quyền đã làm căng thẳng các mối quan hệ và dấy lên lo ngại về xung đột lớn tiếp theo của châu Á. Động thái quyết đoán của Trung Quốc về việc thực hiện xây dựng quy mô nhằm biến đổi ít nhất bảy bãi cát ngầm và đá thành đảo trong quần đảo Trường Sa trên Biển Đông đã gây nên tình trạng căng thẳng khẩn cấp. Thách thức quan trọng mà khu vực đang phải đối mặt là làm thế nào để tránh dùng đến bạo lực giữa các lực lượng vũ trang của các quốc gia có tuyên bố chủ quyền đối kháng nhau. Đến nay khối ASEAN vẫn tiếp tục tìm kiếm một sự cân bằng địa chính trị giữa Washington và Bắc Kinh.

ASEAN về cơ bản chia rẽ về vấn đề ứng xử với Trung Quốc tại Biển Đông vì thực trạng kinh tế và địa chính trị. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại chính của khu vực và các quốc gia thành viên đều hưởng những lợi ích kinh tế từ kết quả của hoạt động thương mại mạnh mẽ với Bắc Kinh. Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã đánh bóng hình ảnh của mình như ân nhân quan trọng của các nước láng giềng. Với vai trò hỗ trợ kinh tế ngày càng tăng, các nhà hoạch định chính sách từ Bắc Kinh đã làm suy yếu bất kỳ chiến lược khả dĩ nào của khối ASEAN nhằm thống nhất đưa ra phản ứng tiêu cực đối với việc mở rộng ở Biển Đông của quốc gia này.

Tất nhiên, một số quốc gia có tranh chấp chủ quyền chính với Trung Quốc tại khu vực biển Đông đã và đang tìm sự hỗ trợ quân sự từ bên ngoài, một trong số đó là kêu gọi sự hiện diện mạnh mẽ hơn của Mỹ. Bề nổi có thể thấy Indonesia, Malaysia và Singapore duy trì tính trung lập. Trong khi các thành viên còn lại: Thái Lan, Brunei, Myanmar, Lào và Campuchia đều ký kết với hầu hết các sáng kiến của Bắc Kinh.

Zhang Hongzhou, nhà nghiên cứu thuộc Chương trình Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng, Đại học Công nghệ Nanyang tại Singapore phát biểu rằng: “Singapore là nước duy nhất không can hệ đến các tranh chấp ở Biển Đông, Malaysia là một trong những quốc gia có tuyên bố chủ quyền, và dần dần, quốc gia này thấy rằng ngư dân của họ đang bị đẩy ra khỏi vùng biển Đông, trong những khu vực như cụm bãi cạn Luconia”.

Sự bất đối xứng trong quan hệ quyền lực giữa ASEAN và Trung Quốc là rất lớn và khiến ASEAN gần như không thể đưa ra một phản ứng thống nhất. Những thỏa thuận có chủ đích của Bắc Kinh tại khu vực được đặc trưng bởi sự gia tăng các giao dịch xuyên biên giới, ngoại giao nhân dân, hợp tác kinh tế và mối quan hệ cấp cao liên chính phủ .

Mặc cho tài hùng biện của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về sự hợp tác và quan hệ đối tác, cử chỉ tượng trưng nổi bật gần đây tại Việt Nam hay Singapore là một phần của cuộc tấn công quyến rũ có tính toán của Bắc Kinh. Khó có thể nói rằng nỗ lực đó thuyết phục được lòng người. Đặc biệt là Việt Nam, dân tộc này có một sự cảnh giác và nghi ngờ sâu sắc về sự quyết đoán của Trung Quốc tại Biển Đông.

Trong khi hai nước chia sẻ cùng ý thức hệ, ngày càng có nhiều sự đồng thuận trong giới lãnh đạo Việt Nam về việc tạo lập những phòng bị trong chính sách quốc phòng. Cách thức Hà Nội thực hiện là thúc đẩy quan hệ an ninh với Hoa Kỳ và các cường quốc bên ngoài khu vực một các âm thầm, mặt khác không thách thức trực tiếp và làm mất mặt công khai lãnh đạo Bắc Kinh.

Quyết định cứng rắng nhất đến nay của Mỹ là gửi tàu USS Lassen, một tàu khu trục tên lửa dẫn đường, thách thức tuyên bố của Trung Quốc về giới hạn lãnh hải 12 hải lý xung quanh đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa. Quyết tâm này của siêu cường Mỹ đã khiến cả Indonesia và Malaysia bắt đầu lần lượt chuyển từ thế trung lập sang phản đối mạnh mẽ việc xây đắp các đảo của Trung Quốc.

Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh cũng đã thẳng thắn chỉ trích Bắc Kinh “vì đã làm xói mòn niềm tin và sự tự tin giữa ASEAN và Trung Quốc.” Ông đặc biệt chỉ đích danh các hoạt động cải tạo của Trung Quốc, lệnh cấm đánh cá bất hợp pháp và các hoạt động sách nhiễu ngư dân ở Biển Đông là các vấn đề trọng tâm.

Mặc cho những cử chỉ đáng khích lệ nhằm thành lập một đường dây nóng ASEAN-Trung Quốc để giải quyết và quản lý các vấn đề trên biển, sự thất bại trong việc tạo ra đột phá hay đồng thuận giữa các quốc gia thành viên với những thách thức đáng gờm của Trung Quốc ở Biển Đông. Trực tiếp hơn, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á dường như đã xóa sổ cụm từ “mối đe dọa Trung Quốc” khỏi ngôn từ ngoại giao của họ và thay vào đó là cụm từ “thách thức Trung Quốc”. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để xua tan mọi can thiệp của Trung Quốc rằng ASEAN có thể “sát cánh” cùng với nhau.

Một vài chuyên gia pháp lý quốc tế tin rằng Trung Quốc đang yếu thế và sẽ nhượng bộ để ngăn chặn thách thức từ việc các nước cùng phối hợp lại với nhau. Mặc dù Malaysia, chủ nhà hội nghị thượng đỉnh của năm nay, có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc, nước này cũng không muốn thấy chính mình trong vị trí Campuchia năm 2012. Theo đó Trung Quốc đã gây ảnh hưởng đến chương trình nghị sự và chặn mọi đề cập đến tranh chấp hàng hải tại Biển Đông trong các tuyên bố chung vào cuối buổi làm việc, dẫn đến thất bại của tổ chức  nhằm đạt được một sự đồng thuận về tranh chấp lãnh thổ.

Hội nghị Thượng đỉnh sắp tới sẽ cung cấp cho chúng ta nhiều chỉ dấu. Một trong số đó nằm ở dạng câu hỏi: liệu năm 2015 sẽ đánh dấu việc những chia rẽ sâu sắc của ASEAN kết thúc và dẫn đến sự trở lại của những tranh luận và ngoại giao mở về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc?

James Borton/Vietnamnet

* James Borton là giảng viên tại Viện Walker thuộc Đại học South Carolina và nghiên cứu viên không thường trú tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS) thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *