(kontumtv.vn) – Nhận định này của nhà nghiên cứu Yasir Qahir, Viện nghiên cứu đạo Hồi tại Mumbai, Ấn Độ đang gây tranh cãi trong giới phân tích những ngày qua.

Theo ông Qahir sự nổi lên của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) do những người thuộc dòng Sunni đứng đầu, là “quả đắng” của chính sách chia rẽ Thế giới Hồi giáo của Mỹ tại Iraq suốt 30 năm qua.

Sai lầm từ chính sách chia rẽ đạo Hồi của nước Mỹ?

Vòng xoáy bạo lực liên tiếp tại Iraq đang khiến người ta lo ngại về một viễn cảnh nguy hiểm: Thế giới Hồi giáo chia rẽ ngày càng sâu với sự bất lực trong việc tìm giải pháp cho những sai lầm của Mỹ trong quá khứ.

Nhóm IS đang phát triển nhanh chóng tại Trung Đông (Ảnh AP)

Con số từ 560-770 binh sĩ Iraq dòng Shiite bị Lực lượng Nhà nước Hồi giáo IS do những người thuộc dòng Sunni đứng đầu, sát hại trong tháng 6, có thể gây nên một cuộc trả thù quy mô lớn của người Shiite nhằm vào cộng đồng người Sunni, như đã từng làm suốt 1400 năm qua.

Nhận định mới nhất này của nhà nghiên cứu Yasir Qahir, Viện nghiên cứu Đạo Hồi tại Mumbai, Ấn Độ đang gây tranh cãi trong giới phân tích quốc tế những ngày qua.

Theo ông Qahir, ngọn lửa thù hận của IS ngày nay là hệ quả của cuộc xâm lược và chiếm đóng của Mỹ tại Trung Đông khi Mỹ dùng chiêu bài “khoét sâu mâu thuẫn giữa Hồi giáo Shiite và Sunni” để kiểm soát khu vực này.

Nhà nghiên cứu Yasir Qahir đưa ra minh chứng cụ thể: Mỹ đã bí mật thực hiện Chính sách chia rẽ tôn giáo từ những năm 1980 bằng cuốn cẩm nang bí mật của CIA có tiêu đề “Thế giới Hồi giáo và nền chính trị”.

Ở thời điểm đó, theo nhãn quan của CIA, dòng Shitte được coi là mối đe dọa gây mất ổn định chính trị và Mỹ đã thực hiện nhiều chính sách đàn áp người Shiite dưới nhiều hình thức khác nhau.

Tại một loạt nước Trung Đông Bắc Phi, Mỹ coi hệ phái Hồi giáo Sufi, một nhánh Shiite là dị giáo, và kích động các nhóm Hồi giáo cực đoan Sunni, trang bị vũ trang để giết hại vô số tín đồ Sufi.

Còn với trường hợp Iraq, chế độ Saddam Husein theo dòng Sunni lại chính là mối đe dọa. Tìm mọi cớ đánh Sunni, Mỹ đưa quân vào Iraq và dựng nên 1 chính quyền Shiite non yếu suốt chục năm qua đẩy an ninh đất nước sát bờ vực nội chiến với những căng thẳng giáo phái lên cao cực điểm suốt 2 tháng qua, kể từ khi IS nổi lên, chiếm giữ thành phố lớn thứ 2 của Iraq.

Mâu thuẫn giáo phái giúp IS ngày càng lớn mạnh

Nhà Trắng ước tính có khoảng 6 triệu người Iraq Sunni ủng hộ hoạt động vũ trang của IS. Giới chức tình báo Mỹ thừa nhận, IS đang trở thành một bài toán rất nan giải và một số đang quay ngược lại hoài nghi về chính chiêu bài “chia rẽ Hồi giáo” tai Trung Đông mà Mỹ áp dụng suốt 30 năm qua.

Việc ở nước này thì chống Sunni, sang nước kia lại đàn áp Shiite, chính là nguyên nhân khiến Trung Đông trở thành một mớ bòng bong của mâu thuẫn giáo phái và đến thời điểm này không biết gỡ từ nút thắt nào.

Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đang “đau đầu” giải quyết “bài toán” IS (Ảnh AP)

Tuy nhiên, bên cạnh luồng quan điểm chỉ trích Mỹ, vẫn còn những ý kiến “đổ lỗi” cho những tác nhân bên ngoài như hậu quả của Mùa xuân Arab hay chính sự đói nghèo, bất bình đẳng. Điều quan trọng là giải pháp nào cho “mớ bòng bong” hiện nay, khi mà Mỹ càng gỡ thì lại càng thêm rối.

Hòa giải mâu thuẫn, giải pháp cho Mỹ tại Trung Đông

Theo nhà nghiên cứu độc lập Michael Rubin, thực tế này đòi hỏi Mỹ và các quốc gia Phương Tây cần phải nhìn nhận lại những sai lầm, mà trước hết là tâm bão khung hoảng Syria và Iraq hiện nay khi mà bản chất của vấn đề vẫn chỉ là mâu thuẫn cố hữu giữa Shiite và Sunni.

Thay vì cố tìm cách dùng lực lượng này đánh lực lượng kia, cố tách bạch cuộc khủng hoảng tại Syria và Iraq như thể là chúng không liên quan tới nhau, thì Washington hãy nhìn lại bản chất sự việc, chấp nhận sai lầm để từ đó tìm một giải pháp phù hợp.

Nhà nghiên cứu độc lập Michael Rubin trong bài phát biểu tại Viện nghiên cứu Đạo Hồi ở Mumbai Ấn Độ đã dùng chính câu nói của người dân Libya sau cuộc lật đổ chế độ độc tài Muammar Gaddafi rằng chúng tôi không cần phương Tây, chúng tôi không cần dân chủ, việc của chúng tôi hãy để chúng tôi giải quyết./.

Ngân Giang/VOV1

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *