(kontumtv.vn) – Sau khi người dân Cộng hòa tự trị Crưm trưng cầu dân ý sáp nhập vào Nga ngày 16/3 vừa qua, một loạt vùng đất cũng lên tiếng đòi ly khai. 

Veneto – Italy 

89% người dân vùng Veneto nằm ở Đông Bắc Italy, bao gồm thành phố Venice và các khu vực lân cận, đã bỏ phiếu tán thành việc ly khai khỏi Italy để thành lập một quốc gia độc lập mới.

Crưm, sáp nhập, ly khai,
Venice

Nhà nước được đề xuất thành lập bao gồm khu vực Veneto và sau đó có thể lan rộng ra các phần khác như Lombardy, Trentino và Friuli-Venezia Giulia. Tổng số dân cả vùng lên tới 5 triệu người.

Cuộc bỏ phiếu này vẫn chưa được chính phủ Rome công nhận.

Cuộc bỏ phiếu trên mạng, không có tính ràng buộc về pháp lý, chỉ nhằm thu hút ủng hộ cho dự luật kêu gọi tổ chức cuộc trưng cầu dân ý chính thức về tương lai của Veneto.

Những người tổ chức dự định đặt tên cho ‘quốc gia mới’ là Cộng hòa Veneto, dựa trên tên gọi Cộng hòa Venice – đây từng là một thế lực thương mại, kinh tế giàu có và là cái nôi văn hóa kéo dài cả ngàn năm trước khi bị Napoleon Bonaparte chiếm đóng hồi cuối thế kỷ 18.

Transnistria – Moldova 

Transnistria còn có tên gọi là Trans-Dniestr, đây là dải đất nằm giữa Moldova và Ukraine. Đây là vùng lãnh thổ của Moldova tuyên bố ly khai từ năm 1990 nhưng chưa được bên nào công nhận.

Crưm, sáp nhập, ly khai,
Transnistria -Dải đất màu đỏ nằm giữa Moldova và Ukraina

Sông Dniester chạy qua thành phố Tiraspol tạo thành ranh giới tự nhiên giữa Moldova và khu vực Transnistria.

Sau khi Liên bang Cộng hòa XHCN Xô viết sụp đổ, Transnistria tuyên bố độc lập với Moldova. Một cuộc nội chiến chóng vánh đã diễn ra sau đó vào năm 1992.

Trong suốt 23 năm tồn tại, Cộng hòa Transnistria chưa được bất cứ quốc gia nào công nhận. Nga cũng không công nhận quốc gia này. Đồng nội tệ của Transnistria là vô giá trị bên ngoài biên giới nước này.

Chủ tịch Hội đồng Tối cao Transnistria, cơ quan chính quyền của nước này, đã một lần nữa yêu cầu Nga xem xét soạn thảo một dự luật có thể đồng ý sáp nhập Transnistria.

Transnistria có dân số chỉ nửa triệu người, gồm các tộc Nga, Moldova và Ukraine, với tiếng Nga là ngôn ngữ chính thức. Hiện nay, Nga có 1.000 binh sĩ đồn trú tại đây kể từ năm 1992.

Sicily – Italy 

Đầu tháng Tư vừa qua, các nhà hoạt động độc lập đã tuần hành tại các con phố trung tâm thủ đô Sicily tại Palermo, với yêu cầu trưng cầu dân ý về vấn đề tách khỏi Italy.

Crưm, sáp nhập, ly khai,
Thành phố Palermo, Sicily

Được truyền cảm hứng từ cuộc trưng cầu dân ý không chính thống mới đây tại Venice, các nhà hoạt động này nói rằng đảo Sicily đã bị Italy và Liên minh châu Âu ‘đánh cắp’.

Trưng cầu dân ý tại Venice nhằm tách khỏi Italy diễn ra ngay sau khi cộng hòa tự trị Crưm bỏ phiếu về việc sáp nhập Liên bang Nga hôm 16/3.

Donetsk, Kharkov – Ukraina 

Tiếp sau các diễn biến tại Crưm, bạo lực bùng phát tại miền đông Ukraina với tâm điểm là các vùng Donetsk và Kharkov liên tiếp tuyên bố ly khai khỏi Ukraina và thành lập nhà nước riêng.

Crưm, sáp nhập, ly khai,
Miền đông Ukraina hỗn loạn vì yêu cầu đòi liên bang hóa.

Những người chủ trương liên bang hóa được trang bị vũ khí đã chiếm đóng các tòa nhà chính quyền từ đầu tuần qua.

Miền đông Ukraina là nơi tập trung nền công nghiệp nặng của Ukraina và từ lâu có quan hệ gần gũi với Nga, với một phần rất lớn người dân nói tiếng Nga.

Những người biểu tình ở Donetsk đã lên tiếng đòi ly khai, thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk và quân đội riêng.

Còn tại Kharkov – thành phố lớn thứ hai Ukraina, những người biểu tình đòi thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Kharkov.

Lê Thu (tổng hợp)/Vietnamnet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *