(kontumtv.vn) – Trung Quốc ngày 1/5 đã đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào hoạt động trái phép tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Vị trí Trung Quốc hạ đặt giàn khoan chỉ cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý, nằm sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Để bảo vệ giàn khoan, Trung Quốc đã điều 80 tàu hộ tống và con số này có thể tăng thêm. Trung Quốc còn ngang nhiên cảnh báo tàu thuyền quốc tế tránh xa khu vực này để đảm bảo an toàn và an ninh.

Tàu Trung Quốc hung hãn đâm tàu Việt Nam

Hành động này của Trung Quốc là hành động leo thang mới rất căng thẳng và nguy hiểm. Kể từ năm 2007, Bắc Kinh đã ngày càng gia tăng sự áp đặt và hiếu chiến của mình nhằm bảo vệ tham vọng mở rộng lãnh hải tại biển Đông.

Gia tăng những hành động sai trái

Trung Quốc đã từng nhiều lần tấn công và bắt giữ các ngư dân nước ngoài đánh bắt cá trên ngư trường truyền thống trong khu vực. Hơn thế nữa, nhiều công ty dầu mỏ đã từng bị gây áp lực buộc phải ngừng việc tiếp xúc với các nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông.

Năm 2009, Bắc Kinh chính thức ra yêu sách đường lưỡi bò trong đó nhấn mạnh chủ quyền của Trung Quốc chiếm hơn 80% trong khu vực biển Đông. Sau đó, vào năm 2010, Trung Quốc lại khẳng định rằng chủ quyền trên biển Đông là một trong số những lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.

Trong thời gian đó, Trung Quốc không ngừng gia tăng sức mạnh quân sự của mình và nước này cho mình có thể đối đầu với Mỹ cả trên không và trên biển trong khu vực biển Đông.

Những hành động leo thang mới nhất của Trung Quốc trên biển Đông đã thể một tính toán sai lầm nghiêm trọng của chính quyền Trung Quốc. Cùng một lúc, Trung Quốc đã mắc phải 4 sai lầm về mặt chiến lược.

Giàn khoan Hải Dương-981 nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam

Đầu tiên, những diễn biến mới này đã khiến Việt Nam không còn cách nào khác là phải phản ứng cứng rắn và quyết tâm hơn.

Điều 56 của Công ước của Liên Hợp Quốc về luật Biển (UNCLOS) nhấn mạnh rằng một quốc gia ven biển có quyền được thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý nguồn tài nguyên khoáng sản trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Chính vì vậy, sẽ không có một cách diễn giải nào về điều luật này có thể giải thích được việc Trung Quốc định hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Việt Nam, cũng như nhiều quốc gia khác, thường không bày tỏ quan điểm quá cứng rắn về những tranh chấp trên biển Đông để tạo cơ sở cho các bên có thể ngồi vào bàn đàm phán.

Quốc tế xa lánh Trung Quốc

Mặc dù vậy, những hành động của Trung Quốc đã đi quá giới hạn mà Việt Nam có thể chấp thuận và buộc Việt Nam phải có phản ứng cụ mạnh mẽ.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã gọi điện đến người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì để phản đối hành động của Trung Quốc và nhấn mạnh rằng Việt Nam sẽ sử dụng mọi biện pháp phù hợp và cần thiết để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình.

Các tàu Cảnh sát Biển và tàu Kiểm ngư của Việt Nam đã được điều động để ngăn chặn việc hạ đặt giàn khoan của Trung Quốc.

Để đáp trả, Trung Quốc đã đưa hơn 80 tàu của mình vào bảo vệ giàn khoan và còn sử dụng các tàu này đâm và dùng vòi rồng tấn công tàu của Việt Nam.

Những hành động này của Trung Quốc khiến Việt Nam buộc phải xa rời Trung Quốc và tính đến việc tăng cường việc hợp tác an ninh với các nước khác như Mỹ.

Trên thực tế, Washington đã nhanh chóng lên tiếng về vụ việc này. Trong một thông cáo báo chí đưa ra ngày 8/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh rằng hành động đưa giàn khoan và nhiều tàu hộ tống của Trung Quốc vào trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là hành động khiêu khích và gia tăng căng thẳng.

Ngoài ra, hành động của Trung Quốc cũng vi phạm các nguyên tắc về Tuyên bố về Cách ửng xử của các bên trên biển Đông (DOC) và làm dấy lên những nghi ngờ của các nước trong khu vực về động cơ thực sự của Trung Quốc.

Người Việt tại Pháp biểu tình phản đối hành động của Trung Quốc

Ngoài Việt Nam và Philippines, cả Singapore và Malaysia đã bày tỏ quan ngại về những hành động của Trung Quốc trong khu vực.

Indonesia, nước vốn duy trì tính trung lập của mình trong các tranh chấp trên biển Đông cũng đã thay đổi quan điểm của mình và phản đối những tuyên bố chủ quyền Trung Quốc và cho rằng nó sẽ gây ảnh hưởng đến chủ quyền của Indonesia trong vùng biển Natuta.

Trên thực tế, nhiều tàu của Trung Quốc đã từng đụng độ với tàu Indonesia một vài lần trong vài năm qua trong vùng biển của Indonesia.

Nếu Trung Quốc cố tìm cách khai thác dầu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam sau khi chiếm bãi cạn Scarborough vào năm 2012, nước này sau đó sẽ tiến sâu về phía Nam và có thể sẽ gây hấn với Malaysia và Indonesia.

Với vai trò quan trọng của mình trong ASEAN, việc Jakarta gần đây thay đổi thái độ của mình đối với Trung Quốc sẽ là một bước lùi của Bắc Kinh.

Trung Quốc càng tỏ ra hung hăng trong các tranh chấp trên biển Đông thì vị thế của họ trên trường quốc tế càng bị tổn hại. Những gì mà Trung Quốc đã đạt được trong việc giành được sư tôn trọng của ASEAN trong những năm 90 của thế kỷ trước có thể sẽ đổ xuống sông xuống biển.

Ngày 10/5, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 24, Ngoại trưởng các nước ASEAN đã ra tuyên bố chung về tình hình căng thẳng trên biển Đông và bày tỏ quan ngại của mình về những vụ việc gần đây cũng như tái khẳng định tầm quan trọng của hoà bình, ổn định và tự do hàng hải trong khu vực.

Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1995, ASEAN đã đưa ra một tuyên bố chung như vậy về tình hình biển Đông khi họ nhận thức rất rõ mối đe doạ về hoà bình, ổn định và tự do hàng hải trong khu vực. Điều này cũng cho thấy một thất bại trong mặt trận ngoại giao của Trung Quốc đối với các nước ASEAN.

Tăng cường quân sự vì tham vọng chiếm biển Đông?

Hơn thế nữa, những hành động của Trung Quốc khiến họ không thể lý giải được việc hiện đại hoá quân sự của mình. Bắc Kinh tuyên bố rằng việc này chỉ nhằm để phòng vệ và sẽ không gây ảnh hưởng đến an ninh khu vực.

Trong suốt những gian đoạn căng thẳng trên biển Đông từ năm 2007-2013, Trung Quốc thường kiểm chế không sử dụng lực lượng Hải quân của mình và thường sử dụng lực lượng Ngư chính để phục vụ tham vọng của mình.

Trong căng thẳng về bãi cạn Scarborough giữa Trung Quốc và Philippines năm 2012, không có tàu Hải quân Trung Quốc nào được điều đến khu vực này và Trung Quốc đã sử dụng các tàu Ngư chính và tàu các để đuổi tàu Philippines ra khỏi đây.

Mặc dù vậy, để bảo vệ giàn khoan của mình, Bắc Kinh đã phải điều 7 tàu Hải quân và 33 tàu Ngư chính cùng hàng chục tàu Hải cảnh, tàu vận tải và tàu cá.

Lần đầu tiên trong vòng vài năm qua, tàu Hải quân Trung Quốc trực tiếp tham gia vào các tranh chấp trên biển Đông. Chính vì thế, các nước có lý do để lo ngại về mục đích thực sự của việc hiện đại hoá quân đội Trung Quốc.

Gây hấn trong khu vực dù trong nước bất ổn

Cuối cùng, động thái của Trung Quốc sẽ gây bất ổn trong khu vực và ngăn cản nỗ lực của Trung Quốc tái cấu trúc nền kinh tế của mình để duy trì sự phát triển.

Bắc Kinh đang phải đối mặt với những thách thức cực lớn trong nước như ô nhiễm môi trường, dân số già và các hoạt động khủng bố diễn ra thường xuyên tại Tây Tạng và Thiên Tân.

Ngoài ra, nền kinh tế Trung Quốc cũng đang có dấu hiệu chững lại và lãnh đạo Trung Quốc đang muốn tạo ra một môi trường ổn định bên ngoài để tập trung nguồn lực giải quyết các vấn đề trong nước.

Mặc dù vậy, những hành động gần đây của Trung Quốc đã gây bất ổn trong khu vực và cản trở việc phát triển bền vững của nước này.

Để phản ứng lại với những hành động này của Trung Quốc, các quốc gia ASEAN đã cùng nhau xây dựng lực lượng quân đội của mình để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Các nước ASEAN cũng hoan nghênh sự tham gia của các nước khác như Mỹ, Nhật và Ấn Độ vào các vấn đề trong khu vực để giải quyết tranh chấp trên biển Đông.

Nói cách khác, hành động hiếu chiến của Trung Quốc chỉ càng làm tăng tốc việc hướng Đông của Mỹ mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc không hề mong muốn.

Điều tốt nhất bây giờ để cải thiện vị thế của Trung Quốc là phải tìm ra một cách mới để phát triển phù hợp với các nguyên tắc cốt lõi về ngoại giao như hợp tác vì lợi ích chung và tôn trọng quyền lợi của các nước khác cũng như giải quyết tranh chấp bằng con đường hoà bình./.

Ngọc Khánh/VOV online 
(lược dịch)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *