(kontumtv.vn) – Quân đội Iraq đã giành được những thắng lợi quan trọng ở Ramadi trước IS. Nhưng họ vẫn còn phải nhổ nốt các ổ đề kháng của IS tại thành phố này.

1. Quân đội Iraq được sự yểm trợ của không quân liên minh do Mỹ đứng đầu đã đẩy các chiến binh Nhà nước Hồi giáo IS ra khỏi trung tâm thành phố Ramadi và chiếm khu phức hợp của chính quyền ở đó.

the gioi 24h: iraq no luc nho cac o de khang cuoi cung cua is o ramadi hinh 0
Binh sĩ Iraq ăn mừng ở khu nhà chính quyền ở trung tâm Ramadi. Ảnh: AP.

Các quan chức chính phủ cho biết, phiến quân IS đã lập và bám chắc vào các ổ đề kháng ở thành phố này.

Ramadi, thủ phủ tỉnh Anbar, rơi vào tay IS vào tháng 5/2015 – một bước lùi nghiêm trọng của quân đội Iraq và các chiến dịch quân sự do Mỹ dẫn dắt. Chiến trường Ramadi và Fallujah trở thành hai trong nhiều nơi giao tranh dữ dội trong 8 năm Mỹ can thiệp vào Iraq.

Đầu tháng 12, quân đội Iraq bắt đầu tiến vào một số khu vực của Ramadi (cách Baghdad 130km về phía tây). Tuy nhiên khi đó đà tiến của quân Iraq là khá chậm do vấp phải hỏa lực bắn tỉa, bom mìn gài bí mật, và việc IS đã cho phá hủy nhiều cây cầu dẫn vào trung tâm thành phố.

2. Chủ tịch đảng Cánh tả và nghị sĩ Quốc hội Đức Sahra Wagenknecht vừa thẳng thừng tố cáo phương Tây và đặc biệt là Mỹ đã tạo ra quái vật IS thông qua việc phát động một loạt các cuộc chiến tranh ở Trung Đông.

the gioi 24h: iraq no luc nho cac o de khang cuoi cung cua is o ramadi hinh 2
Nữ nghị sĩ Đức Wagenknecht . Ảnh: AFP.

Bà Wagenknecht hôm 28/12 nói với hãng tin DPA rằng nếu không vì chính sách đối ngoại của Mỹ và cách thức nước này “gây bất ổn định” ở Syria thì nhóm chiến binh IS (Daesh) sẽ không có cơ hội phát triển đến mức như vậy và trở thành mối đe dọa hòa bình thế giới.

Bà giải thích: “Hẳn là sẽ không có IS nếu không có cuộc chiến tranh ở Iraq. Tổ chức này cũng sẽ không mạnh đến mức như vậy nếu như không có các vụ ném bom Libya và gây bất ổn ở Syria. Thông qua chiến tranh, phương Tây – trước hết là Mỹ, đã khiến cho con quái vật này lớn hơn”.

3. Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 28/12 ký sắc lệnh mở rộng các lệnh trừng phạt kinh tế với Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo các quan chức phủ Tổng thống Nga, sắc lệnh vừa được ký là nhằm thực thi những lệnh trừng phạt đưa ra hôm 28/11 vừa qua, cùng với những biện pháp trừng phạt mới sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 1/2016.

Quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào tình trạng căng thẳng chưa từng có sau khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi một máy bay chiến đấu của Nga tại khu vực biên giới Syria hôm 24/11, với cáo buộc vi phạm phạm không phận.

4. Iran hôm qua (28/12) đã chuyển giao một phần (11 tấn) kho dự trữ uranium làm giàu cấp độ thấp cho Nga.

Đây là một điểm quan trọng trong thỏa thuận lịch sử đạt được hồi tháng 7 về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này.

 

5. Trên toàn thế giới năm 2015 có 69 nhà báo đã bị giết khi đang tác nghiệp.

Theo Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, trong số này có 28 nhà báo đã bị các nhóm Hồi giáo cực đoan (gồm IS và al-Qaeda) sát hại.

the gioi 24h: iraq no luc nho cac o de khang cuoi cung cua is o ramadi hinh 5
Nữ phóng viên ảnh của Reuters ở vùng chiến sự Aleppo, Syria. Ảnh: Glamour.

Tổ chức Ủy ban Bảo vệ Nhà báo – trụ sở ở New York, cho biết, Syria một lần nữa là nơi chết chóc nhất đối với giới nhà báo mặc dù con số nhà báo chết ở đây trong năm 2015 thấp hơn so với các năm trước.

Ủy ban cho biết, ngày càng khó điều tra về các trường hợp nhà báo bị chết ở vùng chiến sự của các nước như là Libya, Yemen và Iraq

Joel Simon – giám đốc điều hành của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo nói về các phóng viên và các nhà báo truyền hình ở Syria và những khu vực khác có đông chiến binh Hồi giáo cực đoan: “Các nhà báo là dễ bị tổn thương nhất. Dựa trên các dữ liệu thì đây là một nguy cơ vô cùng lớn đối với cánh nhà báo”.

6. Sau khi giới chức Nhật Bản và Hàn Quốc ngày 28/12 đạt được thỏa thuận nhằm giải quyết vấn đề phụ nữ bị ép buộc làm nô lệ tình dục cho binh sỹ Nhật trong thời gian Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, lãnh đạo 2 nước và dư luận đã lên tiếng hoan nghênh thỏa thuận này.

Đây được cho là một thỏa thuận mang tính bước ngoặt nhằm cải thiện mối quan hệ Nhật Bản-Hàn Quốc bởi vấn đề phụ nữ mua vui từ lâu đã trở thành vấn đề gây cản trở mối quan hệ giữa 2 nước láng giềng.

Theo thỏa thuận đạt được, phía Nhật Bản đồng ý nhận trách nhiệm về vấn đề “phụ nữ mua vui” và cam kết đóng góp 1 tỷ yên (khoảng 8,3 triệu USD) vào nguồn quỹ được lập để hỗ trợ các nạn nhân, trong khi phía Hàn Quốc cam kết chấm dứt cuộc tranh cãi về vấn đề này nếu phía Nhật Bản hoàn tất các trách nhiệm của mình.

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cam kết sẽ tạo cơ hội thúc đẩy quan hệ song phương sau thỏa thuận trên. Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye bày tỏ hy vọng kết quả các cuộc đàm phán có thể được thực thi và thỏa thuận vừa đạt được sẽ đánh dấu sự khởi đầu mới cho quan hệ Hàn – Nhật.

7. Thủ tướng Anh David Cameron đang phải đối mặt với sự giận dữ từ người dân trong chuyến thăm ngày 28/12 đến vùng lũ ở miền Bắc nước này.

the gioi 24h: iraq no luc nho cac o de khang cuoi cung cua is o ramadi hinh 6
Thủ tướng Anh David Cameron ở thành phố York trong chuyến thăm ngày 28/12. (ảnh: Reuters).

Rất nhiều người dân đã chất vấn Thủ tướng Anh David Cameron về kinh phí cho việc phòng lũ. Thậm chí, một người phụ nữ đã cắt ngang cuộc trò chuyện giữa ông và lực lượng cứu hộ Scarborough, đồng thời hét lên rằng, “không được cắt giảm thêm nữa đối với các dịch vụ công”.

Thủ tướng Cameron đã lên tiếng bảo vệ chính sách tài chính đối với việc phòng lũ trong bối cảnh nhiều người kêu gọi cần “suy nghĩ lại” trước thực tế thời tiết đang ngày càng khắc nghiệt./.

Trung Hiếu/VOV.VNTổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *