(kontumtv.vn) – Nhiều giả thiết được đưa ra về nguyên nhân Cựu Phó Thủ tướng Nga bị sát hại.

Mẹ của một nạn nhân chuyến bay MH370 vẫn không nguôi khóc khi nhớ đến con gái. Ngày 8/3 các thân nhân hành khách xấu số của chuyến bay đã gặp mặt tại Bắc Kinh (Ảnh Reuters)
  1. Hôm nay (8/3), tròn một năm sau vụ máy bay mang số hiệu MH370 của Hãng Hàng không Malaysia bị mất tích một cách bí ẩn. Thân nhân những hành khách xấu số vẫnkhông nguôi nỗi đau mất người thân.

Chính phủ và các cơ quan chức năng các nước Malaysia, Trung Quốc và Australia khẳng định sẽ tiếp tục tìm kiếm chiếc máy bay.

Cũng trong ngày hôm nay, nhóm nhà điều tra độc lập được thành lập vào tháng 4/2014 đã công bố báo cáo điều tra sơ bộ đầu tiên về vụ mất tích của chiếc máy bay. Tuy nhiên, báo cáo này không đưa ra kết luận nào về cuộc điều tra mà chỉ khẳng định: “Mục tiêu duy nhất của hoạt động điều tra vụ tai nạn máy bay là nhằm tránh để xảy ra các vụ tai nạn tương tự…”

Cựu Phó Thủ tướng Nga Boris Nemtsove bị sát hại khiến dư luận bất bình và đưa ra nhiều giả thiết đồn đoán (Ảnh AFP)
  2. Đêm 27/2, cựu Phó Thủ tướng Nga Boris Nemtsov bị sát hại. Vụ việc khiến cho dư luận đưa ra nhiều giả thiết đồn đoán.

Tổng thống Nga Putin lên án vụ sát hại và khẳng định sẽ làm hết sức mình tìm ra kẻ thủ ác. Cho đến nay các lực lượng chức năng Nga đã bắt giữ 4 nghi phạm có liên quan đến vụ sát hại.

Người dân địa phương cố gắng vượt qua cây cầu bị phá hỏng tại quận Kyivisky, TP Donetsk, Ukraine, ngày 01/3/2015 (Ảnh EFE)
  3. Lực lượng đối lập tại miền Đông Ukraine hôm 7/3 tuyên bố đã hoàn thành việc rút vũ khí hạng nặng khỏi giới tuyến chiến sự theo như thỏa thuận ngừng bắn đạt được tháng 2 vừa qua. Cùng ngày, Quân đội Ukraine cũng tuyên bố đang hoàn tất việc rút vũ khí hạng nặng.

Rút vũ khí hạng nặng là biện pháp thứ hai trong giải pháp tổng thể 13 điểm nhằm thực hiện thỏa thuận Minsk 2. Từ thời điểm thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực vào 15/2, giao tranh vẫn nổ ra, quân đội Ukraine và lực lượng đối lập luôn đổ lỗi cho nhau về việc phá vỡ thỏa thuận.

Tính đến nay, xung đột ở miền Đông Ukraine đã cướp đi sinh mạng của hơn 6.000 người.

Các ngoại trưởng EU họp tại thủ đô Latvia bàn về tình hình Ukraine, nhưng không mặn mà với việc gia tăng lệnh trừng phạt với Nga (Ảnh Wochit)
  4. Ngày 6/3 Ngoại trưởng các nước thành viên EU đã họp tại thủ đô bàn về giải pháp cho cuộc khủng hoảng Ukraine.Liên minh châu Âu (EU) sẽ chuẩn bị cho các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine.

Các biện pháp trừng phạt này có thể được áp đặt một cách nhanh chóng nếu thỏa thuận hòa bình Minsk 2 bị phá vỡ.

Phụ nữ Pakistan hô khẩu hiệu trong một cuộc biểu tình nhân Ngày Phụ nữ Quốc tế, tại Karachi, Pakistan, ngày 7/3/2015. (Ảnh AP)

 5. Hôm nay (8/3) kỷ niệm Ngày Quốc tế phụ nữ. Các hoạt động kỷ niệm ngày này đã được tổ chức tại nhiều quốc gia trên thế giới. Thông điệp của ngày 8/3 năm nay là Hãy trao thêm quyền cho phụ nữ.

Theo Liên Hợp Quốc, cuộc đấu tranh đòi bình đẳng giới đã đạt được nhiều tiến triển. Ngày nay, ngày càng có nhiều trẻ em gái được đi học, tiếp cận giáo dục và tỷ lệ bà mẹ tử vong trong qúa trình mang thai sinh nở đã giảm một nửa.

Ngày càng có nhiều phụ nữ giữ các vị trí lãnh đạo ở các doanh nghiệp, tập đoàn, cơ quan chính phủ. Số nghị sỹ là nữ trong 20 năm qua đã tăng gấp đôi.

Tuy nhiên, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon lưu ý, vẫn còn nhiều phụ nữ là mục tiêu của bạo hành gia đình hoặc các hình thức bạo lực, hủ tục lạc hậu khác.

Các chiến binh IS sử dụng xe quân sự hạng nặng “cày nát” các trang cơ sở khảo cổ Nimrud gần thành phố Mosul, Iraq (Ảnh Wochit)
  6.Bộ Du lịch và Di tích của Iraq cho hay, các chiến binh Nhà nước Hồi giáo (IS) đã xúc tiến việc san ủi thành phố cổ Nimrud ở miền bắc Iraq. Việc phá hủy bắt đầu sau giờ cầu nguyện vào buổi trưa hôm 5/3 và người ta phát hiện tại hiện trường các xe tải từng được sử dụng để đưa các hiện vật đi chỗ khác.

Thành phố Nimrud được xây dựng vào thế kỷ 13 trước công nguyên, nằm bên sông Tigris, phía nam thành phố lớn thứ nhì của Iraq là Mosul, đã bị IS chiếm từ hồi tháng 6/2014.

Hôm thứ Sáu 97/3) Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã có cuộc họp với Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova và thảo luận với bà về những sự kiện gần đây ở Iraq. Tổng thư ký LHQ ủng hộ lời kêu gọi của bà Irina Bokova
đến toàn cộng đồng quốc tế không cho phép xảy ra việc tiếp tục phá hủy có hệ thống các di tích văn hóa, cũng như ngăn chặn buôn bán trái phép những vật thể có giá trị lịch sử.

Tổng thư ký LHQ đã gọi các hành động phá hủy di tích như vậy là “tội ác chiến tranh”.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu bắt tay các nghị sĩ khi rời tòa nhà Quốc hội Mỹ tại đồi Capital. Ông đã có một bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ theo lời mời của lãnh đạo Đảng Cộng hòa ngày 3/3 (Ảnh AP)
  7. Ngày 03/03, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã phát biểu trước Quốc hội Mỹ bày tỏ quan ngại của Israel về thỏa thuận quốc tế hạt nhân Iran mà Mỹ và một số đồng minh đang nỗ lực đàm phán để sớm đạt được.

Thủ tướng Israel nhận lời mời của lãnh đạo Đảng Cộng hòa phát biểu trước Quốc hội mà không thông qua chương trình nghị sự với chính quyền của Tổng thống Obama, khiến quan hệ giữa 2 đồng minh truyền thống có dấu hiệu ran nứt. Tổng thống Mỹ Obama đã không tiếp đón chính thức ông Netanyahu, và trong khi ông Netanyahu phát biểu, đã có nhiều nghị sĩ Đảng Dân chủ tẩy chay bài phát biểu này.

Bích Đào/VOV.VNTổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *