(kontumtv.vn) – Tổng thống Syria Assad bất ngờ thăm Moscow khiến Mỹ khó chịu nhưng đây có thể là khởi đầu cho các giải pháp chính trị đối với vấn đề Syria.

1. Tổng thống Syria al- Assad bất ngờ đến Nga để gặp ông Putin. Tiếp ông Assad, Tổng thống Nga khẳng định sẵn sàng hành động quân sự chống khủng bố và sự ủng hộ về chính trị đối với Syria.

the gioi 7 ngay: nga tiep tuc gianh the chu dong trong van de syria hinh 0
Tổng thống Nga Putin (phải) tiếp ông Assad tại Điện Kremlin. Ảnh Sputnik

Theo Sputnik News, tuyên bố trên được Tổng thống Putin đưa ra đêm 20/10 trong cuộc đón tiếp Tổng thống Syria Bashar al- Assad đến Nga để bàn về chiến dịch không kích của Nga tại Syria nhằm yểm trợ cho các đợt tấn công của quân Chính phủ Syria.

Người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 21/10 cho biết, tại cuộc gặp, ông Assad khẳng định, bất kỳ hành động quân sự nào của Nga và quân đội Syria cũng đồng nghĩa với việc thúc đẩy các biện pháp chính trị cần thiết để giải quyết cuộc khủng hoảng tại Syria.

Ông Assad cũng gửi lời cảm ơn Tổng thống Nga Putin về sự hỗ trợ của Nga và nhấn mạnh, Nga đang giúp tạo dựng một Syria đoàn kết và độc lập.

Tổng thống Nga và Syria đều nhất trí, các chiến dịch quân sự ở Syria phải được nối tiếp bằng những bước đi chính trị nhằm chấm dứt xung đột hơn 4 năm qua.

Tại cuộc hội đàm kéo dài hơn 3 tiếng tối 21/10 ở Moscow, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Syria Bashar al-Assad cùng các ngoại trưởng và Bộ trưởng quốc phòng hai nước đã tập trung thảo luận về cuộc chiến chống các tổ chức khủng bố tại Syria.

Trong một thông cáo, Điện Kremlin nêu rõ, Nga sẵn sàng đóng góp nỗ lực của mình không chỉ trong cuộc chiến

Cùng với đó, Tổng thống Nga Putin tuyên bố rằng, sự can thiệp của Moscow vào Syria còn vì lợi ích của nước Nga và nhiều quốc gia ở khu vực, trong bối cảnh chủ nghĩa khủng bố đang mở rộng bành trướng ở Trung Đông. Chiến lược quân sự của Nga tại Trung Đông còn chứng tỏ sức mạnh quân sự của Matxcơva khi đủ khả năng để đối phó với bất kỳ mối đe dọa nào khác.

2. Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov ngày 17/10 cho biết, nước này mong muốn làm việc với Mỹ về vấn đề Syria.

Thứ trưởng Quốc phòng Nga cho biết thêm, đến nay Mỹ vẫn bác bỏ những đề xuất của Nga liên quan đến việc hợp tác.

Phát biểu trong chuyến thăm Bắc Kinh, Trung Quốc, ông Antonov nói: “Tôi cho rằng chúng ta không thể giải quyết vấn đề này một mình. Chúng tôi đã đề xuất với phía Mỹ một chương trình hợp tác sâu rộng, trong đó bao gồm cả vấn đề Syria. Nhưng thật tiếc là Mỹ chưa sẵn sàng cho một chương trình hợp tác như vậy. Họ không muốn hợp tác và cũng hạn chế các mối liên hệ hợp tác giữa 2 Bộ Quốc phòng Nga và Mỹ”.

Ngoại trưởng Nga Lavrov ngày 24/10 khẳng định, Nga sẵn sàng điều phối mọi hoạt động chống khủng bố tại Syria với Mỹ.

Theo Sputnik News, phát biểu trong một cuộc phỏng vấn trên kênh Rossiya-1 TV, ông Lavrov nhấn mạnh: “Chúng tôi luôn sẵn sàng cho hoạt động điều phối một cách sâu rộng với Mỹ” và khẳng định nếu cần Nga sẵn sàng cung cấp viện trợ bằng đường hàng không cho phe đối lập ôn hòa tại Syria.

“Chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận những phần tử đối lập yêu nước còn được biết đến với tên gọi Quân đội Tự do Syria (FSA) và cung cấp viện trợ bằng đường hàng không cho họ dù Mỹ từ chối cung cấp thông tin mà Mỹ hiện có về nơi các nhóm khủng bố cũng như FSA đang ẩn náu”, ông Lavrov nói.

3. Tư lệnh Iraq mới đây tuyên bố Nga và liên quân đang thay mặt thế giới trừng phạt IS. Theo Sputnik News, tuyên bố trên được Tư lệnh các lực lượng tình nguyện Iraq Hassan al-Sari đưa ra kèm theo lời khẳng định, hành động quyết liệt mà Nga và Iran đang tiến hành chống lại IS tại Syria đã giúp tăng cường nhuệ khí của binh sĩ Iraq.

the gioi 7 ngay: nga tiep tuc gianh the chu dong trong van de syria hinh 3
Ba máy bay Su-25M của Nga tham gia không kích IS tại Syria. Ảnh Sputnik

Liên minh Dân tộc cầm quyền Iraq cũng đang gây sức ép lên Thủ tướng Abadi, thúc giục ông đề nghị Nga can thiệp bằng hình thức ném bom IS.

Hãng tin Reuters của Anh đưa tin, Liên minh cầm quyền ở Iraq đã thúc giục Thủ tướng Haider an-Abadi đề nghị Nga tiến hành chiến dịch không kích nhằm vào tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đang kiểm soát một phần lớn lãnh thổ Iraq.

Thủ tướng Abadi và chính phủ của ông đều đã bày tỏ sự thất vọng về sự thiếu hiệu quả của các chiến dịch của Mỹ nhằm chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Iraq, và bày tỏ ý định muốn dựa vào Nga.

4. Đặc nhiệm Mỹ đã đột kích phiến quân IS để giải cứu 70 nạn nhân sắp bị phiến quân hành quyết tại nhà tù gần Hawijah, Iraq.

CNN dẫn tin từ Lầu Năm góc Mỹ cho hay, với sự hỗ trợ của đặc nhiệm Mỹ, lực lượng người Kurd tại Iraq đã giải cứu thành công khoảng 70 con tin bị nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) giam cầm. Chúng đã ra thông báo sẽ hành quyết những con tin này. Tướng Lloyd J. Austin III, Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ xác nhận thông tin này.

Theo Reuters, đặc nhiệm Mỹ phải khẩn trương thực hiện chiến dịch này sau khi nhận được thông tin “IS tử hình hàng loạt các con tin này trong thời gian sớm nhất”. Trong số gần 70 con tin được giải cứu có 20 người là thành viên trong lực lượng an ninh Iraq.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố đặc nhiệm Mỹ sẽ tiến hành thêm nhiều vụ tấn công IS như vụ đột kích nhà tù của chúng vừa qua.

5. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Anh. Chuyến thăm Anh lần này của ông Tập Cận Bình là chuyến thăm đầu tiên của một Chủ tịch nước Trung Quốc trong vòng 10 năm qua.

Tối 19/10, (tức rạng sáng 20/10 – theo giờ Việt Nam), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới sân bay Heathrow ở thủ đô London, bắt đầu chuyến thăm kéo dài 4 ngày tới Anh.

Anh hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc trong Liên minh châu Âu (EU).

6. Mỹ và EU vừa thông qua những khuôn khổ pháp lý cho việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt trong tương lai đối với Iran.

Đây là bước đi cụ thể hóa đầu tiên thỏa thuận hạt nhân lịch sử đạt được hôm 14/7 giữa Iran và nhóm P5+1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Đức).

Ngày 18/10, được đánh giá là “ngày thông qua”, đánh dấu sự kết thúc của giai đoạn 90 ngày kể từ khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bỏ phiếu thông qua thỏa thuận hạt nhân Iran.

Theo đúng lộ trình, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã yêu cầu chính phủ sẵn sàng dỡ bỏ các lệnh trừng phạt áp đặt chống Iran kể từ những năm 2000 và đang ngăn cản các công ty nước ngoài mua dầu mỏ của Iran hay thực hiện giao dịch với các ngân hàng nước này. Chỉ vài giờ sau đó, EU cũng thông báo đã thông qua khuôn khổ pháp lý cho việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.

Chính phủ Iran sẽ bắt đầu thực thi đầy đủ thỏa thuận hạt nhân lịch sử đã ký với nhóm P5+1 bằng tinh thần thiện chí. Đây là khẳng định của Tổng thống Iran Hassan Rowhani trong một bức thư gửi lãnh tụ tinh thần Ali Khamenei vào hôm qua (22/10).

Ông Rowhanicho biết, chính phủ nước này sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ nhằm đảm bảo các bên tuân thủ các nghĩa vụ trong thỏa thuận.

7. Con trai cựu Thủ tướng Canada vừa giành thắng lợi thuyết phục trong cuộc bầu cử của nước này. Sáng 20/10, Canada công bố kết quả sơ bộ cuộc bầu cử, theo đó đảng Tự do của ông Justin Trudeau giành được 190 trong tổng số 338 ghế tại Hạ viện.

Với kết quả nói trên, đảng Tự do đối lập đã giành quyền tự đứng ra thành lập chính phủ đa số, chấm dứt giai đoạn cầm quyền kéo dài hơn 9 năm của đảng Bảo thủ (CPC) cầm quyền.

Ông Justin Trudeau, 43 tuổi là con trai cựu Thủ tướng Pierre Trudeau. Trong chương trình tranh cử, ông cam kết sẽ tăng cường chính sách đầu tư hạ tầng và kích thích tăng trưởng kinh tế Canada trong vòng 3 năm tới.

8. Phe nổi dậy ở Ukraine trưng ra các biểu tượng búa liềm và chân dung lãnh tụ Liên Xô Stalin ở nhiều nơi thuộc miền Đông nước này nhằm củng cố “chính quyền” của họ ở đây.

the gioi 7 ngay: nga tiep tuc gianh the chu dong trong van de syria hinh 8
Biểu tượng búa liềm của Liên Xô cũ, xuất hiện tại thành phố Mariupol , vùng Donetsk ở miền Đông Ukraine. Ảnh: AFP.

Ba tấm chân dung lớn của lãnh tụ Liên Xô Joseph Stalin được trưng bày ở trung tâm thành phố Donetsk, thủ phủ của phe nổi dậy ở miền Đông Ukraine. Giới chức phe nổi dậy được cho là đang nuôi dưỡng trong lòng dân chúng nỗi nhớ về một thời Xô viết đã qua.

Lãnh đạo lực lượng nổi dậy Donetsk, Alexander Zakharchenko, đã kể cho AFP về việc ông nuối tiếc như thế nào trước sự sụp đổ của Liên Xô.

Vị cựu tư lệnh chiến trường 39 tuổi rất thích mặc đồ rằn ri này nói: “Liên Xô là một quốc gia vĩ đại. Sự sụp đổ của Liên Xô là một lỗi lầm lớn, do CIA và các cơ quan tình báo khác gây ra… Châu Âu và các nước khác thời đó khiếp vía trước chúng tôi.”

9. Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton đang nới rộng khoảng cách dẫn đầu so với các ứng viên khác của Đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng.

Các cuộc thăm dò dư luận Mỹ công bố ngày 20/10 cho thấy, bà Clinton gây ấn tượng sâu sắc trong cuộc tranh luận trực tiếp của đảng Dân chủ trên truyền hình tại Las Vegas hồi tuần trước.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ giành được đến 49% sự ủng hộ, tăng 7% so với tháng trước. Bà dẫn trước ứng viên Tổng thống thứ hai của đảng Dân chủ là Bernie Sanders đến 20 điểm.

Theo thăm dò dư luận của kênh tin tức NBC và tạp chí Wall Street Journal, nhân vật trung tâm của những kỳ vọng ra tranh cử là Phó Tổng thống Joe Biden giành được sự ủng hộ nhiều thứ ba trong đảng Dân Chủ./.

Trung Hiếu/VOV.VNTổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *