(kontumtv.vn) – Lực lượng khủng bố tấn công tòa soạn tạp chí châm biếm Charlie Hebdo, đốt tòa nhà tòa soạn báo Đức từng đăng lại tranh biếm họa… là những dấu hiệu chuyển hướng tấn công nhỏ lẻ.

Những ngọn nến tạo thành hình trái tim, bên cạnh là tấm bảng với dòng chữ “Tôi là Charlie”, để tưởng nhớ những nạn nhân thiệt mạng trong vụ thảm sát tại tòa soạn báo Charlie Hebdo ngày 7/1/2015 (Ảnh: Reuters, chụp tại quảng trường Republique ở Paris ngày 10/1)
 Ngày 7/1, cả thế giới rúng động vì một vụ thảm sát tại tòa soạn báo giữa lòng Paris, khiến 12 người thiệt mạng và 10 người khác bị thương. Charlie Hebdo là tờ báo chuyên về các tin tức châm biếm và trào phúng, từng cho in lại 12 bức tranh biếm họa Thánh Mohammed, đã gây phản ứng dữ dội từ cộng đồng người Hồi giáo trên khắp thế giới hồi năm 2006.
Sau vụ thảm sát, Pháp đã nâng mức cảnh báo chống khủng bố lên mức cao nhất. Cả thế giới phẫn nộ và lên án cuộc thảm sát, gọi đó là vụ 11/9 của nước Pháp. Người dân ở nhiều quốc gia đã xuống đường tuần hành phản đối chủ nghĩa khủng bố.>> Xem thêm: Toàn cảnh Vụ xả súng ở Paris

Hội sinh viên Do Thái giơ cao các tấm biển ghi tên 4 nạn nhân thiệt mạng trong vụ khủng bố bắt giữ con tin ở cửa hàng tạp hóa Kosher ngày 9/1/2015 (Ảnh: AP, ngày 10/1)
Ngày 9/1, một kẻ mang theo súng AK đã  tấn công vào siêu thị Kosher ở khu vực Porte de Vincennes, phía Đông thủ đô Paris, bắt giữ 5 con tin, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em.

Các vụ bạo lực liên tiếp xảy ra tại Paris trong bối cảnh nước Pháp đang đặt  cảnh báo an ninh cao nhất sau vụ khủng bố nhằm vào Charlie Hebdo

Các vụ tấn công xảy ra tại Pháp trong những ngày qua đã cho thấy chủ nghĩa khủng bố đã thay đổi hướng tấn công. Những tổ chức cực đoan như Al-Quaeda hay nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng dường như không muốn lặp lại các vụ tấn công theo kiểu 11/9 nữa, mà thay vào đó là các vụ tấn công quy mô nhỏ, không cần huy động nhiều người và cũng không cần chuẩn bị kỹ lưỡng, nhưng lại có tác động không hề kém.

>> Xem thêm: Thế giới năm 2015 trước 2 thách thức của chủ nghĩa khủng bố

Một mảnh báo  Hamburger Morgenpost bị đốt cháy, giữa những giấy tờ tài liệu khác, trước cửa tòa nhà của tờ báo Đức Hamburger Morgenpost tại Hamburg ngày 11/1/2015 (Ảnh AFP)
Trong khi thế giới còn chưa hết bàng hoàng vì các cuộc tấn công khủng bố, bắt cóc con tin ở Paris, thành phố giữa lòng châu Âu, thì mới sáng nay (11/1), tòa nhà của tờ báo Đức Hamburger Morgenpost tại Hamburg, LB Đức lại bị tấn công đốt phá.

Đây là tờ báo đã in lại  hình ảnh biếm họa về nhà tiên tri Mohammed từ tờ báo châm biếm của Tòa soạn báo Charlie Hebdo của Pháp. Gạch đá và vật liệu gây cháy được ném qua cửa sổ của Tòa soạn báo, 2 phòng ở tầng dưới của tòa báo này bị phá hủy, tuy nhiên hỏa hoạn đã nhanh chóng được dập tắt, không ai bị thương vong.

>> Xem thêm: Báo Đức đăng tranh biếm họa của Charlie Hebdo bị đốt phá

Một phần của máy bay hãng AirAsia mang ký hiệu 8501 được tìm thấy trên boong của tàu cứu hộ Crest Onyx tại cảng Kumai, ngày 11/1/2015 (Ảnh AP)
Trong ngày tìm kiếm thứ 15, Cơ quan tìm kiếm và cứu hộ quốc gia Indonesia vẫn tiếp tục bắt được tín hiệu “ping” có thể là phát ra từ hộp đen máy bay QZ8501. Những âm thanh này phát ra cách vị trí rơi của phần đuôi máy bay khoảng 1 km về hướng Đông. Tuy nhiên vẫn chưa xác định được vị trí hộp đen máy bay.

Trong diễn biến liên quan, các chuyên gia pháp y hôm nay (11/1)  xác minh được danh tính hai nạn nhân người Hàn Quốc và 1 nạn nhân người Indonesia có mặt trên chiếc máy bay xấu số mang số hiệu QZ8501 của Hãng hàng không AirAsia. Như vậy đã có 32 trong số 48 thi thể tìm thấy đã xác định được danh tính nạn nhân.

>> Xem thêm: Toàn cảnh tìm kiếm máy bay QZ 8501

Thủ tướng Đức Angela Merkel chào đón Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk tại Berlin ngày 8/1/2015 chuẩn bị cho cuộc hội đàm song phương (Ảnh AP)
Một hội nghị cấp cao 4 bên giữa Nga, Ukraine, Pháp và Đức đã được lên kế hoạch vào ngày 15/01 tới nhằm đạt được một giải pháp cho cuộc khủng hoảng tại miền Đông Ukraine. Tuy  nhiên, triển vọng giải quyết khủng hoảng vẫn khá mờ mịt và các nhà lãnh đạo châu Âu thậm chí còn cảnh báo, một cuộc gặp như thế sẽ không thể diễn ra nếu không có các bước tiến thực sự trong việc thực hiện thỏa thuận Minsk.

Theo Thủ tướng Đức Angela Merkel, các bên cần phải nắm lấy cơ hội để chấm dứt khủng hoảng và cơ hội lớn nhất lúc này chính là thỏa thuận Minsk. Đây sẽ là bước đi tạo đà cho những bước tiến xa hơn nhằm chấm dứt khủng hoảng tại Ukraine.

Tân Tổng thống Sri Lanca Maithripala Sirisena (ảnh giữa, đeo kính) tuyên thệ nhậm chức tổng thống ngày 9/1/2015 (Ảnh Reuters)

Sáng 8/1, hàng triệu cử tri Sri Lanka đi bỏ phiếu bầu tổng thống trong tình trạng an ninh được thắt chặt.

Đây là cuộc đua gay cấn nhất tại quốc gia Nam Á trong vòng hàng chục năm trở lại đây giữa đương kim Tổng thống Sri Lanka Rajapakse và cựu Bộ trưởng Y tế Sirisena- vốn là một cựu đồng minh của ông Rajapakse.

Ông Sirisena, ứng cử viên Liên minh Mặt trận Dân chủ Mới (NDF), do đảng Dân tộc Thống nhất (UNP) đứng đầu, đã giành chiến thắng khi giành được gần 51,3 % phiếu bầu.

Phát biểu sau khi tuyên thệ nhậm chức ngày 9/1, tân Tổng thống Sirisena cam kếtsẽ cải thiện mối quan hệ của Sri Lanka với cộng đồng quốc tế nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho người dân./.

Bích Đào/VOV.VNTổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *