(kontumtv.vn)- Bộ Tứ Normandy đã họp tại Minsk, Belarus và đạt được thỏa thuận ngừng bắn từ 15/2.
Bên cạnh đó, các bên tại Minsk đã đưa ra giải pháp chính trị tổng thể dài hạn cho Ukraine, trong đó nhiệm vụ hàng đầu là cải cách hiến pháp, tính tới quyền của người dân Donbass. Tiếp theo là vấn đề biên giới có sự thống nhất với lực lượng dân quân Donbass, vấn đề nhân đạo, thực thi luật quy chế đặc biệt cho Donetsk và Lugansk.
Ngay khi có được Thỏa thuân Minsk 2, cộng đồng quốc tế đã lên tiếng hoan nghênh, coi đây là cơ hội cuối cùng cho việc giải quyết khủng hoảng Ukraine. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk tối 12/2 hoan nghênh thỏa thuận hòa bình mới nhất cho Ukraine vừa đạt được tại Minsk (Brussels) và bày tỏ hi vọng thỏa thuận sẽ được các bên tôn trọng.
Theo nhiều ý kiến, thỏa thuận Minsk 2 dường như đã giải tỏa sức ép với Mỹ khi Washington đang cân nhắc gửi viện trợ quân sự cho quân đội Ukraine.
Gói cứu trợ Hy Lạp sẽ hết hạn vào cuối tháng 2 tới, tuy nhiên tân Thủ tướng nước này từ chối tiếp tục chính sách “thặt lưng buộc bụng”, và tỏ ra khá cứng rắn trong việc đàm phán thỏa thuận gia hạn gói cứu trợ 240 tỷ euro. Nếu không đạt được thỏa thuận này, Hy Lạp sẽ vỡ nợ và hầu như chắc chắn sẽ rời khỏi Eurozone.
Các Bộ trưởng Tài chính Eurozone đành phải quyết định sẽ nối lại vòng đàm phán vào thứ Hai (16/2), đây được cho là thời khắc cuối cùng quyết định “vận mệnh” gói cứu trợ tương lai của Hy Lạp.
Trong đề xuất của mình, ông Obama sẽ yêu cầu Quốc hội cho phép chính phủ sử dụng lực lượng đặc nhiệm và cố vấn Mỹ tham gia vào mục đích phòng vệ chứ không tham gia vào các chiến dịch tấn công. Tuy nhiên, lực lượng đặc nhiệm và cố vấn Mỹ sẽ không bị giới hạn về mặt địa lý khi tham gia các chiến dịch chống IS.
Theo giới quan sát, ông Carter sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi nắm vị trí Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trong bối cảnh hiện nay, trong đó có nỗ lực chống nhóm Nhà nước Hồi giáo ở Trung Đông, mối quan hệ với Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine cùng với các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran cũng như các yêu cầu tăng chi tiêu cho quốc phòng…
Theo các nhà phân tích, chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Ai Cập của Tổng thống Putin sau gần một thập kỷ cho thấy, Ai Cập sẽ là một trọng tâm chiến lược ngoại giao của Nga trong thời gian tới. Chuyến thăm cũng sẽ khiến Mỹ và phương Tây “giật mình” và sẽ phải xem xét lại các chiến lược của mình nếu không muốn mất đi ảnh hưởng tại Trung Đông và Bắc Phi.
Phát biểu tại buổi họp báo, Tổng thống Nga Putin khẳng định, Ai Cập sẽ là đối tác tin cậy của Nga và tiếp tục ủng hộ lộ trình chuyển tiếp chính trị tại nước này.
7. Trong 2 ngày 14-15/2 tại Copenhagen (Đan Mạch) xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến 2 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.
Cảnh sát Đan Mạch cho hay họ đã bắn chết một người đàn ông vào ngày 15/2. Người này nhiều khả năng đứng đằng sau các vụ tấn công bằng súng tại một sự kiện về tự do ngôn luận và một tòa nhà cúng bái của người Do Thái ở Copenhagen
Vụ việc khiến người ta liên tưởng tới vụ tấn công khủng bố tại Paris (Pháp) cách đây không lâu. Chính phủ Đan Mạch đã nâng báo động lên mức cao và tiến hành một cuộc truy lùng quy mô lớn các thủ phạm gây ra hai vụ việc này.