Biến thể Delta trở thành thách thức mới

Chú thích ảnh
Tiêm vaccine phòng COVID-19 được coi là phương pháp hữu hiệu nhất trong kiểm soát biến chủng Delta. Ảnh: AFP

Biến thể của virus SARS-CoV-2 – Delta (B.1.617) vốn phát hiện lần đầu ở Ấn Độ với tính lây nhiễm mạnh đã góp phần gia tăng các ca mắc COVID-19 mới ở nhiều quốc gia, thậm chí tại nơi có tỷ lệ tiêm chủng cao. Các chuyên gia cảnh báo cần đẩy mạnh chương trình tiêm vaccine để có thể khống chế được Delta.

Hãng thông tấn AFP (Pháp) cho biết ở thời điểm hiện tại dịch COVID-19 đã có dấu hiệu chậm lại với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận số ca mắc mới toàn cầu đã xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2, bên cạnh đó, số trường hợp từ vong cũng hạ.

Nhưng lo ngại về Delta tăng mạnh khiến nhiều nước áp dụng hạn chế mới. Những nơi ghi nhận số trường hợp mắc mới COVID-19 gia tăng liên quan đến Delta là Nga, Israel, Australia và một bộ phận tại châu Phi.

Biến thể Delta được phát hiện lần đầu ở Ấn Độ vào tháng 4, đến nay đã lây lan ra 85 quốc gia. Ở châu Âu, Delta mới đặt chân đến Anh và đã vượt mặt cả biến thể Alpha (B.1.1.7) được phát hiện lần đầu tại Anh về tốc độ lây lan. Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) ước tính đến đầu tháng 8, biến thể Delta có thể chiếm tới 70% số ca mắc COVID-19 mới tại “Lục địa già” và đến cuối tháng là 90%.

Truyền thông Mỹ ngày 22/6 đưa tin nhà khoa học hàng đầu nước này về bệnh truyền nhiễm Anthony Fauci đánh giá Delta là “mối đe dọa lớn nhất” với nỗ lực kiểm soát virus SARS-CoV-2 đồng thời ông đề nghị đẩy mạnh chương trình tiêm vaccine.

Nhiều nhiên cứu cho thấy nếu tiêm đủ 2 liều, vaccine vẫn hiệu quả trong chống lại biến chủng. Nghiên cứu gần đây do chính phủ Anh thực hiện cho kết quả việc tiêm đủ 2 liều vaccine có thể góp 96% bảo vệ chống lại việc phải nhập viện bởi biến thể Delta. ECDC trong một thông báo có nhấn mạnh: “Một liều vaccine là không đủ, việc tiêm đủ vaccine là cần thiết để bảo vệ những trường hợp rủi ro nhất”.

Các chuyên gia đánh giá cần tiêm vaccine cho 80% dân số để có thể kiểm soát biến thể Delta. Nhưng WHO ước tính tại châu Phi mới chỉ có 1% dân số được tiêm đủ 2 liều vaccine. Đã có 14 quốc gia châu Phi ghi nhận có biến thể Delta.

Một số quốc gia như Israel và Australia đều tuyên bố tái áp đặt một số hạn chế nhất định trước thực trạng số ca mắc COVID-19 mới chủ yếu là biến thể Delta. Thủ tướng Israel Naftali Bennett nhấn mạnh: “Mục tiêu của chúng tôi là kết thúc nó. Cần một xô nước đổ dập lửa khi hỏa hoạn mới nhen nhóm”.

Nga-Anh khẩu chiến vì vụ việc ở Biển Đen

Chú thích ảnh
Tàu khu trục HMS Defender. Ảnh: AP

Ngày 25/6, Nga đã cảnh báo Anh và Mỹ về việc cử chiến hạm tới Biển Đen, coi đây là “liều mạng”. Moskva khẳng định sẽ bảo vệ biên giới bằng mọi biện pháp, trong đó bao gồm cả quân sự.

Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết trong phát biểu trên truyền hình quốc gia, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga-Tướng Igor Konashenkov nhấn mạnh chiến hạm Mỹ và Anh không nên đến gần bờ biển Crimea.

Ông bổ sung tàu khu trục HMS Defender của Hải quân Anh di chuyển qua vùng biển Crimea ngày 23/6 là “mục tiêu” cho

Nga vào ngày 23/6 tuyên bố đã nổ súng cảnh báo và thả bom vào đường di chuyển của chiến hạm Anh để đuổi phương tiện này khỏi khu vực Biển Đen ngoài khơi Crimea.

Phía Anh lại có phản hồi mâu thuẫn. Anh cho rằng những phát bắn cảnh báo là tuyên bố trước về “tập trận của Nga” và không có quả bom nào được thả.

Tối 23/6, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố video chiến hạm và máy bay không quân sự nước này theo dõi sát sao tàu khu trục Anh nhưng không có cảnh nổ súng cảnh báo hoặc thả bom (video dưới, nguồn: RT)

Nga tuyên bố HMS Defender đã đi sâu 3 km vào trong lãnh hải ngoài khơi Crimea. Lãnh hải một quốc gia được xác định là vùng có phạm vi 12 hải lý (22,2 km) từ đường bờ biển. Bất cứ chiến hạm nước ngoài nào vượt qua giới hạn này cần phải được phép của quốc gia sở tại, trừ một số trường hợp đặc biệt.

Điện Kremlin đã triệu tập đại sứ Anh khi Thủ tướng nước này Boris Johnson nói rằng việc triển khai HMS Defender là “hoàn toàn phù hợp”.

Theo tờ Guardian (Anh), mặc dù Nga đã phản ứng trước HMS Defender ở khu vực nằm trong phạm vi lãnh hải 12 hải lý nhưng Bộ Quốc phòng Anh lại bất ngờ trước việc Điện Kremlin đã nhanh chóng thông báo về việc nổ súng cảnh báo.

Điều này đã khiến tình hình căng thẳng leo thang ngày 23/6, buộc London phải vội vã tìm hiểu điều đã xảy ra rồi kết luận rằng Nga đã nổ súng cảnh báo ở khoảng cách an toàn sau chiến hạm Anh.

Hà Linh/Báo Tin tức/TTXVN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *