Chú thích ảnh
Ngày 6/4/2021, tại thủ đô Vienna của Áo, Ủy ban Hỗn hợp về Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA) đã bắt đầu nối lại cuộc đàm phán nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân lịch sử được ký năm 2015 giữa Iran và các cường quốc thế giới. Ảnh: THX/TTXVN

Trên đây là đánh giá của đại diện của Trung Quốc và Nga sau vòng họp thứ 2 của Ủy ban hỗn hợp về JCPOA ngày 9/4 tại Vienne, Áo. Các bên tham gia cuộc họp đã nhất trí tiếp tục gặp nhau trong tuần tới.

Chủ trì vòng họp này là Phó Tổng thư ký và giám đốc chính trị của Cơ quan Hành động Đối ngoại châu Âu (EEAS), ông Enrique Mora. Đại diện các nước Pháp, Nga, Anh, Trung Quốc, Đức và Iran tham gia cuộc họp. Trong vòng họp đầu tiên hôm 6/4, các nước châu Âu đóng vai trò trung gian do Iran và Mỹ không đồng ý họp trực tiếp.

Trên trang Twitter, Đại diện của Nga tại các tổ chức quốc tế tại Vienna Mikhail Ulyanov cho biết, tại cuộc họp, các bên tham gia JCPOA đã tiến hành đánh giá tiến độ thực hiện công việc của các chuyên gia trong ba ngày qua và bước đầu ghi nhận hài lòng. Ông cho hay Ủy ban hỗn hợp về JCPOA sẽ nhóm họp lại vào tuần tới để duy trì động lực tích cực này.

Trong khi đó, Đại diện của Trung Quốc tại các tổ chức quốc tế ở Vienna, ông Vương Quân, cũng xác nhận việc các bên sẽ nhóm họp vào tuần tới. Phát biểu với báo giới sau cuộc họp, ông Vương Quân cho biết các cuộc đàm phán đang diễn ra đúng hướng và các bên đã thu hẹp bất đồng.

Trước đó, trong một thông cáo báo chí, EEAS cho biết các bên tham gia đàm phán hạt nhân Iran sẽ đánh giá các cuộc thảo luận các cấp được tổ chức trong tuần này, trong đó có các cuộc gặp cấp chuyên gia, theo hướng Mỹ sẽ quay lại JCPOA và để đảm bảo tất cả các bên tuân thủ đầy đủ và hiệu quả thỏa thuận này.

Trong khi đó, ngày 8/4, Bộ Ngoại giao Mỹ đã hạ thấp kỳ vọng đối với những cuộc thảo luận tại Vienna về cách Washington và Tehran có thể quay trở lại tuân thủ thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, đồng thời cho biết đặc phái viên Mỹ có thể sẽ về nước khi tiến trình hội đàm tạm ngừng vào cuối tuần.

Cả Mỹ và Iran đều không kỳ vọng các cuộc đàm phán hiện nay sẽ tạo bước đột phá. Cả chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo Iran đều nói rằng họ muốn hồi sinh thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Tuy nhiên, vấn đề ngăn cản họ là việc ai sẽ thực hiện những bước đi đầu tiên – hay đưa ra những nhượng bộ trước – để đạt được mục tiêu này.

Phan An (TTXVN)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *