“Putin là người khi cần đã xuất hiện đúng lúc”.

Ngày 30/10 vừa qua Tạp chí danh tiếng của Mỹ Forbes đã chọn Tổng thống Nga Vladimir Vladimirovic Putin là người “quyền lực nhất thế giới”. Ông đã soán ngôi một cách “ngoạn mục” vị trí của nhiều đời Tổng thống Mỹ trong đó có Tổng thống đương nhiệm Barack Obama.

Trên bàn cờ thế giới, đó là một việc hiếm thấy.

Một học giả Nga cho rằng Putin là Tổng thống lấy lại vị thế oai hùng của nước Nga.

Ngày 15/3/2004, có lẽ là khoảnh khắc mà V.Putin không thể nào quên. Tất cả báo chí thế giới từ Washington tới Bắc Kinh hay Tokyo đều đăng dòng tin nóng hổi:Một lần nữa Putin tái đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ thứ 2 của Nga”.

 

Tổng thống Nga Putin (trái) và cựu Tổng thống Nga Yeltsin (Ảnh: Reuters)

Cho dù việc này đã được dự đoán trước, nhưng Putin vẫn tỏ ra rất phấn chấn. Putin bày tỏ, ông sẽ tiếp tục nỗ lực làm việc trong bốn năm nữa. Putin nói với những người đã ủng hộ ông rằng: “Tôi xin đảm bảo với các bạn, tôi sẽ làm việc với phong độ như trước đây”.

Thắng lợi của Putin là thắng lợi của ý chí hướng về lòng dân. Trước cuộc bầu cử, điều mà mọi người quan tâm nhất là vấn đề tỉ lệ phiếu bầu. Pháp luật của Nga quy định, tỉ lệ cử tri đi bầu không đạt 50% thì cuộc bầu cử không có giá trị và phải bầu lại. Nhưng kết quả là đã có 2/3 cử tri Nga tham gia đi bầu và Putin giành được 71,2% phiếu bầu. Ông đã chiến thắng một cách thuyết phục mà không phải bầu lại.

Ở Nga, các cử tri đã reo hò ăn mừng trước thắng lợi của Putin, mà trước ngày diễn ra bầu cử phần lớn họ đều tỏ ra lo ngại.

 

Putin đã chiếm trọn lòng tin của người dân Nga (Ảnh: Reuters)

Nhà khoa học nổi tiếng Nga Anvenqiannike đã nói: Đầu những năm 90, khi Liên Xô tan rã, người Nga luôn sống trong tình trạng xã hội không ổn định, trộm cắp, cướp giật, giết người thường xuyên xảy ra. Nước Nga đi xuống một cách trầm trọng, làm cho người dân Nga cảm thấy tiền đồ rất đen tối. Sau khi Putin lên nắm quyền, ông đã ra sức điều hành đất nước, tăng cường trật tự trị an xã hội.

Đây chính là một xã hội trật tự và an toàn mà người dân Nga hằng mong muốn. Cho nên, chính phủ của Putin được đông đảo người dân Nga tin tưởng và ủng hộ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tuyệt đại đa số cử tri đã ủng hộ Putin.

Nếu như ở ông có sức hấp dẫn kỳ diệu của một Tổng thống, thì đó là do ông đã có được khí phách nam nhi mà người dân Nga hết sức hâm mộ, là một nhà chính trị nhưng ông chưa bao giờ làm cho người dân có cảm giác bị lừa dối.

Học giả nổi tiếng Nga Luis chỉ rõ: Putin là người khi cần đã xuất hiện đúng lúc.

Nhớ lại ngày 31/12/1999, Yeltsin đã trao nước Nga cho Putin trong tình trạng khó khăn chưa từng thấy. Khi đó Yelstin đã dặn dò Putin: Phải làm tốt cho đất nước Nga.

Putin đã không phụ sự ủy thác của Yelstin. Chỉ trong vòng bốn năm ngắn ngủi với thành tích trên cương vị lãnh đạo ông đã chứng minh được “mình là người có ích cho đất nước”.

Putin đưa nước Nga vào thế kỷ 21 với diện mạo hoàn toàn mới, vì vậy có người gọi đó là “sự khởi sắc của Putin”. Đúng như điều mà Putin đã nói, xã hội Nga đang đi vào thời kỳ phát triển hưng thịnh

So sánh với kinh tế nước Nga năm 1999, tổng giá trị sản xuất trong nước tăng trưởng gần 30%, tỷ lệ lạm phát tiền tệ và thất nghiệp giảm đáng kể, thu nhập thực tế của người dân tăng gấp đôi, thanh toán được khoản nợ nước ngoài 50 tỷ USD. Dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương đạt tới 84 tỷ USD-một con số cao nhất trong lịch sử nước Nga.

Khi làm Tổng thống ở nhiệm kỳ thứ nhất, Putin đã giải tán chính phủ của Thủ tướng Kasyanov, vì những chính sách điều hành không phù hợp với kế hoạch lấy lại vị thế của nước Nga do Putin đề xuất. Điều này khiến Thủ tướng Kasyanov không thể tiếp tục tranh cử Tổng thống.

Chính vì lẽ đó, mọi người bắt đầu lo lắng, liệu Putin có thể trở thành một kẻ độc tài chăng? Nhưng sự lo ngại này đã mau chóng tan biến. Năm 2001, báo chí Nga đã nêu ra một câu hỏi, phải chăng Putin đặt ra vấn đề thay đổi Hiến pháp để kéo dài nhiệm kỳ Tổng thống?

Chủ tịch Quốc hội Liên bang Mironov công khai chủ trương thay đổi nhiệm kỳ Tổng thống là 7 năm. Ngay lúc đó mọi người cũng lầm tưởng rằng, chính Putin bật đèn xanh đề làm chuyện này.

Nhưng cùng với thời gian, Putin đã nhiều lần tỏ rõ chính kiến rằng nhiệm kỳ Tổng thống vẫn chỉ là bốn năm và có thể được đảm nhiệm liên tục hai nhiệm kỳ. Theo ông nếu thay đổi mỗi nhiệm kỳ 7 năm, ví dụ như người nào trúng 2 nhiệm kỳ liên tiếp thì người đó có thể phát điên vì quá căng thẳng, cho nên về vấn đề sửa đổi Hiến pháp, Putin đã kiên quyết phản đối. Mặt khác Putin lo lắng sẽ tạo ra một tiền lệ là sẽ có người dựa vào đó để làm Tổng thống suốt đời.

 

Tổng thống Putin trong Lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 3 (Ảnh: AP)

Từ đó đến năm 2008, thái độ của Putin là kiên quyết phản đối sửa đổi Hiến pháp về vấn đề nhiệm kỳ Tổng thống, nhưng phải đề cử được người kế nhiệm xứng đáng.

Tuy nhiên, chuyện đó không quan trọng mà điều quan trọng nhất là trước khi lựa chọn Tổng thống mới, ông vẫn là người đảm nhiệm trọng trách lãnh đạo nước Nga. Ông đã dựa vào những kinh nghiệm phong phú, sự linh hoạt trong ngoại giao, tăng cường phương châm cải cách nhằm lấy lại vị thế trước kia của nước Nga.

Một khi nước Nga có thể lấy lại vị thế oai hùng thì Putin cũng sẽ giống như Pie Đại đế (Pie Đại đế là Sa Hoàng của nước Nga cũ, có công lớn trong việc đã tiến hành cuộc cải tổ đất nước. Trong những năm 1697 – 1698 ông đi vòng quanh Tây Âu, học được những điều mới lạ, vận dụng vào công cuộc cải cách của Nga. Dưới triều đại của ông (1696 – 1725), nước Nga trở thành một  nước hùng cường trên thế giới) mãi mãi được lưu danh trong sử sách./.

Theo : Bùi Hùng/VOV online

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *