(kontumtv.vn) – Làm thế nào lựa chọn cán bộ trẻ đủ đức, tài và bản lĩnh chính trị để tránh bị sa ngã là điều được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm.

Làm việc, làm người, rồi mới làm cán bộ

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức coi trọng vai trò của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng. Người đã cùng Trung ương Đảng bồi dưỡng, đào tạo nhiều thế hệ cán bộ cách mạng ưu tú trưởng thành từ thanh thiếu niên. Trong Di chúc ngay sau phần nói về Đảng, Người đã nhắc đến việc đào tạo thế hệ thanh niên: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.

de bat can bo tre nhu the nao de khong bi hu hong hinh 1
Toàn cảnh Hội thảo Khoa học“Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau

theo Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Thấm nhuần tư tưởng của Bác, từ lâu, Đảng và Nhà nước đã luôn chú ý đến việc lựa chọn, bồi dưỡng và phát triển những cán bộ trẻ. Nhiều cán bộ trẻ sau khi được lựa chọn, cất nhắc vào những vị trí quan trọng trong bộ máy chính quyền đã phát huy tinh thần xung kích và sáng tạo của thanh niên để không những hoàn thành tốt công việc được giao mà còn trở thành những tấm gương tiêu biểu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có thể nói, chưa bao giờ người trẻ có cơ hội, được tạo điều kiện nhiều đến thế.

Tuy nhiên, việc bổ nhiệm cán bộ trẻ thời gian qua vẫn có không ít trường hợp “bổ nhiệm thần tốc” hay “nâng đỡ không trong sáng” gây bức xúc dư luận. Có nhiều cán bộ trẻ được kỳ vọng rất nhiều nhưng đáng tiếc, con đường sự nghiệp đành dang dở vì những vi phạm, khuyết điểm về đạo đức, lối sống và cả những vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Tại Hội thảo Khoa học “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau theo Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh” diễn ra ngày 19/5 tại Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương cho biết, từ năm 1949, khi dự khai giảng lớp đào tạo cán bộ tại huyện Định Hóa (Tuyên Quang), Bác đã nói: “Học để làm việc, để làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại”.

“Bác đi từ những điều rất cụ thể, trước hết là làm việc, làm người, rồi mới làm cán bộ. Nhưng hiện nay, không ít người học làm cán bộ rồi mới học làm việc, làm người. Điều đó hoàn toàn trái tư tưởng, đạo đức của Bác”, ông Thắng nhấn mạnh.

Trong khi đó, Bí thư Thành đoàn TP.HCM Phạm Hồng Sơn lại bày tỏ băn khoăn “Thế hệ tiền bối luôn dành niềm tin cho thế hệ trẻ nhưng việc tu dưỡng, rèn luyện của người trẻ có được như trước hay không?”

de bat can bo tre nhu the nao de khong bi hu hong hinh 2
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc bồi dưỡng, phát triển cán bộ trẻ. Ảnh Tư liệu

Sau khi đề bạt, phải theo dõi, giúp đỡ và kiểm tra

“Phải xem xét thật kỹ trước khi đề bạt cán bộ, sau khi đã đề bạt rồi thì phải theo dõi, giúp đỡ, kiểm tra người cán bộ đó; nếu không như thế thì hỏng việc”. Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi sử dụng cán bộ trẻ đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự.

de bat can bo tre nhu the nao de khong bi hu hong hinh 3
Ông Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Trung ương Đoàn TNCS HCM chia sẻ về công tác rèn luyện, phát triển cán bộ trẻ của Đoàn trong thời gian qua.

Trả lởi phỏng vấn VOV, ông Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Trung ương Đoàn TNCS HCM lấy làm tiếc về những trường hợp cán bộ trẻ “hư hỏng” trong thời gian vừa qua.

Ông Nguyễn Ngọc Lương chia sẻ: “Trong công tác cán bộ, cũng có những người làm tốt, cũng có những người còn có những khiếm khuyết nhất định. Những bài học đã xảy ra với một số cán bộ trẻ vừa qua sẽ là những bài học rất quý cho mỗi cán bộ, đặc biệt là cán bộ trẻ chúng tôi trong giai đoạn hiện nay, cần phải tiếp tục rèn luyện tốt hơn nữa cả về phẩm chất đạo đức, về lý tưởng cách mạng, về kiến thức pháp luật, về kiến thức chuyên môn và các yêu cầu khác để đáp ứng tốt hơn công việc trong thời gian tới”.

Trong khi đó, GS.TS Mạch Quang Thắng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, việc rèn luyện đạo đức, lý tưởng, phong cách sống cho thanh niên, không phải từ đâu mà trước hết từ bản thân Đảng. Những người đảng viên, những người lớn hãy làm gương cho lớp trẻ.

Về vấn đề tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác, trước cuộc sống ngày càng có nhiều cám dỗ, theo anh Phạm Hồng Sơn, Bí thư Thành đoàn TP.HCM, mỗi thanh niên phải đặt ra tu dưỡng rèn luyện không ngừng, tu dưỡng liên tục, có ý chí vượt qua cám dỗ và rèn luyện thật tốt./.

Trần Khánh/VOV.VN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *