(kontumtv.vn) – 9 năm qua, tổ chức UNFPA đã có những hỗ trợ tích cực cho tỉnh Kon Tum trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình. Đặc biệt, đã chú trọng hỗ trợ đào tạo và triển khai hoạt động của cô đỡ thôn bản. Nhờ đó, đội ngũ cô đỡ thôn bản ngày càng có những đóng góp đáng kể vào công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình trên địa bản tỉnh.

Bình quân mỗi năm có trên 20% phụ nữ trên địa bàn tỉnh Kon Tum sinh con không có cán bộ y tế đỡ đẻ, chủ yếu tập trung ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt, các huyện như Tu Mơ Rông, Kon Plông, Ia H’Drai, tỷ lệ bà mẹ sinh con tại nhà khoảng 80%. Tuy nhiên, thời gian qua, nhờ đội ngũ cô đỡ thôn bản được đào tạo hỗ trợ sinh tại nhà đối với những trường hợp không đến sinh tại cơ sở y tế, nên tỷ lệ bà mẹ, trẻ em tử vong khi sinh đã giảm rõ rệt. Y Blut (cô đỡ thôn bản thôn Măng Rưng 1, xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông) nói: “Sau khi được đào tạo 6 tháng em về, đến giờ đã 2 năm rồi, em đỡ được 6 ca rồi, đều an toàn hết”.

Tặng quà cho cô đỡ thôn bản
Tặng quà cho cô đỡ thôn bản

9 năm qua, được sự hỗ trợ của tổ chức UNFPA, đội ngũ cô đỡ thôn bản trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo về chuyên môn và ngày càng có những đóng góp đáng kể vào công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình trên địa bản tỉnh, nhất là ở các vùng đặc biệt khó khăn.Ông Nguyễn Thành Thảo, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tu Mơ Rông cho biết: “Từ khi có tổ chức UNFPA vào thì công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản của huyện có chuyển biến tích cực. Người dân trước kia không đến khám tại trạm y tế, thì hiện  tại  số lượng sản phụ cũng như phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ đã nhận thức tốt và đến trạm y tế khám ngày càng cao. Đến khám thai và sinh những năm gần đây thì tăng lên rõ rệt. Tỷ lệ  được chăm sóc sức khỏe sinh sản, sau sinh những năm gầy đây rất cao”.

Vừa qua, đoàn  công tác  của  Bộ Y tế và  đại diện tổ chức UNFPA đã giám sát hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ và kế hoạch hóa gia đình tại tỉnh Kon Tum. Sau khi đi thực tế, đoàn đánh giá cao những nỗ lực của tỉnh Kon Tum trong việc chủ động triển khai  lồng ghép các hoạt động của Dự án thuộc Hợp phần chăm sóc sức khỏe bà mẹ do Tổ chức UNFPA tài trợ vào các hoạt động của các chương trình mục tiêu quốc gia, đã đem lại hiệu quả tích cực trong hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình. Tuy nhiên, Trưởng đại diện Tổ chức UNFPA tại Việt Nam đề xuất, tỉnh Kon Tum chủ động bố trí ngân sách để thực hiện việc hỗ trợ kinh phí cho các cô đỡ thôn bản, nhằm phát huy được vai trò của cơ đỡ thôn bản trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho bà mẹ ở vùng sâu vùng xa. Bà Astrid Bant, Trưởng đại diện Tổ chức UNFPA tại Việt Nam nói: “Việc đầu tiên tôi muốn nói đến là cô đỡ thôn bản và cô đỡ người dân tộc thiểu số đã làm việc rất tích cực và họ đã đạt được những kết quả rất tốt. Hiện nay chúng ta nhận thấy vai trò của họ rất  quan trọng. Họ cứu tính mạng của các bà mẹ, họ làm việc cực kỳ vất vả, có thể phải đi nửa đêm, đi 4 – 5 km để đỡ đẻ. Họ dành rất nhiều thời gian và công sức cho công việc. Tuy nhiên họ thu nhập rất ít, chỉ nhận được 200.000đ trong một tháng. Trong  khi đó chúng ta dành rất nhiều tiền để đào tạo họ, họ được đào tạo tốt, họ có nghiệp vụ tốt, họ làm việc tốt mà chúng ta không có hỗ trợ cho họ thì điều đó sẽ làm giảm tính hiệu quả của cô đỡ thôn bản cũng như hệ thống y tế cơ sở”.

Hiện nay, toàn tỉnh có 140 cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số đã được đào tạo đang hoạt động tại các thôn, làng của 9 huyện và thành phố Kon Tum. Họ đã đóng góp tích cực trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, kế hoạch hóa gia đình trên địa bản tỉnh.

                                                                               Thanh Tùng – Công Luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *