(kontumtv.vn)-Cùng với rượu cần, sản phẩm từ nghề rèn truyền thống của các dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời trên địa bàn tỉnh Kon Tum cũng từng bước khẳng định thương hiệu trong phục vụ đời sống, đặc biệt nhiều sản phẩm rèn đã trở thành đồ mỹ nghệ phục vụ du lịch.

DOC DAO SAN PHAM 

 

Vị trí này thu hút khá nhiều du khách mỗi khi đến với shop hàng đồ lưu niệm Làng Xanh, ở số 637 đường Nguyễn Huệ, thành phố Kon Tum. Bởi lẽ, đây là khu vực được chủ shop hàng trưng bày nhiều sản phẩm của nghề rèn truyền thống các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum. Thông qua những sản phẩm rèn truyền thống này, du khách phần nào hiểu được sự tài hoa, khéo léo và kỹ năng tôi luyện thép đặc biệt của những nghệ nhân nghề rèn. Bà Nguyễn Hoàng Phương, shop hàng đồ lưu niệm Làng Xanh, 637 Nguyễn Huệ, thành phố Kon Tum cho biết:Những sản phẩm này tôi lấy ở những làng xa, những nghệ nhân họ làm, phải đặt hàng họ mới làm. Những sản phẩm này rất công phu, đường nét hoa văn đặc trưng của dân tộc Xơ Đrá, Xê Đăng nên tôi bán rất chạy, du khách rất thích. Ưu điểm của nó là sắc sảo, sắc bén. Trong sự đổi thay và phát triển, nghề rèn truyền thống của đồng bào các dân tộc tỉnh Kon Tum chịu sự tác động không nhỏ của những sản phẩm công nghiệp. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ, tiếp sức của tỉnh Kon Tum thông qua đề án bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, nghề rèn từng bước được khôi phục ở cộng đồng. Theo đó, nhiều sản phẩm rèn mang đậm nét văn hóa của từng dân tộc được các nghệ nhân sản xuất để phục vụ cho cộng đồng. Những bí quyết về rèn dao rựa, tôi luyện thép đã được các nghệ nhân lớn tuổi truyền dạy cho thế hệ trẻ. Đơn cử như việc sử dụng móng chân con mang để tôi cho sản phẩm rèn chắc, bén và bền bỉ. Già làng A Hon, làng Văn Loa, xã Măng Bút, huyện Kon Plông cho biết: Chân con mang làm là chắc cái thép, làm cái dao không bể nữa, nó rất tốt, từ hồi xưa đến giờ vẫn dùng cái chân con mang để cho nó chắc. Đáng phấn khởi là nhiều sản phẩm rèn đã được các nghệ nhân chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ phục vụ cho du lịch. Những con dao, cái rựa quen thuộc hàng ngày giờ trở thành những sản phẩm lưu niệm tinh tế, xinh xắn nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả sử dụng.

Ông Hồ Văn Sinh, Shop hàng lưu niệm Đăk Bla, 620 Nguyễn Huệ, thành phố Kon Tum cho biết: Những biểu tượng nông cụ này họ làm nhưng những cái lưỡi này bằng thép có thể về sử dụng được để cuốc hoặc làm vườn vì cái này rất là bền, thép này đã trui kỹ và đẹp. Sự hồi sinh và khởi sắc của nghề rèn cùng một số nghề truyền thống khác trong cộng đồng các dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời ở Kon Tum là kết quả đáng mừng trong lộ trình khôi phục, phát triển các nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

                                                                                           Văn Hiển

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *