(kontumtv.vn) – Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong thời gian qua, các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Kon Tum đã tích cực tổ chức các hoạt động sưu tầm, trình diễn về các giá trị vật chất và

Đã trở thành nề nếp từ nhiều năm nay, trong mỗi tiết ra chơi giữa giờ thứ 2 và thứ 5 hàng tuần, toàn thể học sinh Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (thành phố Kon Tum) trong sắc phục truyền thống lại náo nức tập trung ra sân trường để tham gia hoạt động múa hát tập thể. Trong âm vang của nhịp điệu cồng chiêng, giáo viên và các em học sinh đã cùng nhau vui tươi điệu múa xoang truyền thống của dân tộc Ba Na. Hoạt động này đã thực sự tạo niềm yêu thích, phấn khởi của các em học sinh. Cô giáo Y Ngang, Tổng phụ trách Đội, Trường Tiểu học Võ Thị Sáu nói: “Đã nhiều năm nay, nhà trường luôn duy trì tốt sân chơi múa hát tập thể cho học sinh trong giờ ra chơi. Múa hát tập thể, múa xoang không chỉ giữ bản sắc dân tộc Ba Na nói riêng, các dân tộc nói chung mà còn giúp các em giao lưu, học hỏi, ôn lại những điệu múa xoang truyền thống của người Ba Na. Hơn nữa, các em được vui chơi, giải trí, tạo cho các em sự hưng phấn trong học tập”.

Múa hát tật thể trong nhịp điệu cồng chiêng và trang phục dân tộc
Múa hát tật thể trong nhịp điệu cồng chiêng và trang phục dân tộc

Thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác gìn gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số, đông đảo phụ huynh học sinh nhà trường đã chủ động mua đồng phục thổ cẩm cho các em; đồng thời phối hợp với nhà trường hướng dẫn học sinh tập luyện các điệu múa xoang truyền thóng của dân tộc Ba Na. Cô giáo Trần Thị Thu Thủy, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu cho biết: “Ở trường, 100% học sinh dân tộc thiểu số,  cho nên nhà trường rất thuận lợi trong việc thành lập 1 đội múa hát riêng. Nhà trường làm việc với thôn trưởng, già làng, các nghệ nhân, mời nghệ nhân đến để tập cho các em những điệu múa, những động tác cơ bản nhất. Nhà trường có giáo viên là người dân tộc thiểu số tiến hành tập luyện cho các em”.

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng- múa xoang trong trường học, thời gian qua, ngành GD&ĐT thành phố Kon Tum đã tổ chức Liên hoan Cồng chiêng theo định kỳ 2 năm 1 lần. Tại Liên hoan Cồng chiêng lần thứ III – năm 2015, 17 đội cồng chiêng đến từ các trường tiểu học, THCS trên địa bàn thành phố Kon Tum đã mang đến nhiều tiết mục rất độc đáo, thu hút hàng ngàn người dân đến xem và thưởng thức. Em Y Ya My (Trường THCS Lê Quý Đôn, xã Kroong, thành phố Kon Tum) chia sẻ: “Tham gia liên hoan này em cảm thấy rất vui, em được cùng các bạn tụ họp và giao lưu với các bạn các dân tộc”.

Ngoài ra, các trường học vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn đã tổ chức chương trình dạy tiếng Ba Na và Gia Rai cho học sinh; đồng thời huy động giáo viên, học sinh và phụ huynh sưu tầm các dụng cụ, nhạc cụ truyền thống để trang trí vào góc học tập tại các lớp học.

Có thể nói, giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kon Tum mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị này trong trường học đã và đang góp phần duy trì sĩ số học sinh ra lớp, tạo hứng khởi để các em chăm ngoan học tập, nuôi dưỡng tình yêu văn hóa dân tộc cho các em.

Tấn Thành

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *