(kontumtv.vn) – Bà Nguyễn Thị Vân Lan: không nên năng về cơ cấu mà xem nhẹ chất lượng đại biểu vào Quốc hội, kỳ này nên xoá bỏ những “Nghị gật” trong Quốc hội.

VOV.VN phỏng vấn bà Nguyễn Thị Vân Lan, nguyên Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XI thành phố Đà Nẵng

PV: Chất lượng đại biểu Quốc hội là vấn đề được cử tri và nhiều người quan tâm hơn cả. Theo bà, cần có cơ chế như thế nào để nâng cao chất lượng đại biểu trong khóa này?

khong gioi thieu dai bieu "dem","lot" khong du tieu chuan vao quoc hoi hinh 0
Bà Nguyễn Thị Vân Lan

Bà Nguyễn Thị Vân Lan: Cử tri quan tâm đến chất lượng Đại biểu Quốc hội là lẽ đương nhiên vì Đại biểu Quốc Hội là người đại diện cho cử tri và nhân dân quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước, quyết định việc xây dựng Hiến pháp và pháp luật, giám sát tối cao các cơ quan quyền lực của nhà nước. Nếu không đảm bảo chất lượng thì Đại biểu Quốc hội sẽ không hoàn thành trọng trách của dân giao phó.

Để nâng cao chất lượng Đại biểu Quốc hội, tôi nghĩ khâu đầu tiên và quan trọng nhất là công tác lựa chọn người đủ đức, đủ tài giới thiệu ra ứng cử Đại biểu Quốc hội, không giới thiệu “đệm”,“lót” những người không đủ tiêu chuẩn, để người nào được bầu làm Đại biểu Quốc hội cũng đều có đủ năng lực, trình độ để gánh vác được trọng trách của nhân dân giao phó.

PV: Có một thực tế là còn những đại biểu đi cho đủ cơ cấu, cả khóa không có tiếng nói gì. Theo bà, liệu về lâu dài có cần tính tới việc xóa bỏ cơ cấu, mà chỉ chọn những đại biểu thực sự chất lượng, đại diện được cho tiếng nói của cử tri?

Bà Nguyễn Thị Vân Lan: Tôi cho rằng chất lượng ĐBQH là quan trọng hàng đầu, cơ cấu cũng cần thiết để ĐBQH đại diện được tiếng nói của tất cả cử tri trên các lĩnh vực.

Tôi tin rằng ở cộng đồng xã hội nào cũng có những người đủ đức đủ tài để cân nhắc lựa chọn giới thiệu ra ứng cử, không nên nặng về cơ cấu mà xem nhẹ chất lượng, nhiệm kỳ này nên xóa bỏ những  “nghị gật” trong Quốc hội.

Nên giám sát những ĐBQH liên tiếp 3-4 kỳ không phát biểu

PV: Vậy theo bà, để xóa bỏ những “nghị gật” trong Quốc hội thì trong nhiệm kỳ Quốc hội lần này, cần có cơ chế giám sát như thế nào đối với các đại biểu?

Bà Nguyễn Thị Vân Lan: Tôi nghĩ cần phải có cơ chế giám sát để hạn chế thấp nhất đi đến xóa bỏ những “nghị gật” tại Quốc hội. Đó là phát huy vai trò của Ban Công tác Ban công tác đại biểu Quốc hội. Qua giám sát tại mỗi kỳ họp có thể đánh giá được năng lực của từng đại biểu qua các cuộc thảo luận tại tổ, tại Hội trường. Nếu liên tiếp 3-4 kỳ họp không phát biểu thì Ban công tác đại biểu Quốc hội nên thông báo cho Đoàn.

khong gioi thieu dai bieu "dem","lot" khong du tieu chuan vao quoc hoi hinh 1
Hội nghị Hiệp thương lần thứ 2 lập danh sách giới thiệu người ứng cử ĐBQH

Đặc biệt vai trò của Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tại địa phương rất quan trọng, cần tạo điều kiện như phân công các đại biểu trẻ chuẩn bị nội dung báo cáo trước cử tri, trước và sau mỗi kỳ họp, vì thường là Trưởng, Phó Đoàn báo cáo, chuẩn bị ý kiến phát biểu tham gia xây dựng pháp luật … tại các kỳ họp Quốc hội. Qua đó góp ý giúp đỡ thì các đại biểu trẻ sẽ trưởng thành. Đại biểu trẻ cũng phải ý thức được trọng trách của mình phấn đấu vươn lên để không còn là “nghị gật” đáp ứng được mong đợi của nhân dân.

PVMột vấn đề cũng có rất nhiều người quan tâm là chất lượng người tự ứng cử ĐBQH. Tỷ lệ người tự ứng cử mà đắc cử trong các khóa Quốc hội rất thấp. Theo bà nguyên nhân do đâu, hay còn khó khăn nào cản trở họ trong quá trình bầu cử?

Bà Nguyễn Thị Vân Lan: Như nêu trên, chất lượng Đại biểu Quốc hội là quan trọng hàng đầu. Do đó việc một số người  tự ra ứng cử ĐBQH mà đắc cử có tỉ lệ thấp vừa qua, tôi cho rằng không phải có khó khăn nào cản trở trong quá trình bầu cử vì thực tế một số người tự ứng cử mà đảm bảo được năng lực, trình độ, có trách nhiệm với đất nước cũng đã được bầu làm ĐBQH. Đối với những người không đủ năng lực trình độ, không đại diện được quyền lợi của dân thì dân không tín nhiệm bầu vào Quốc hội.

PV: Xin cảm ơn bà./.

 

Minh Hòa/VOV.VN (thực hiện)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *