(kontumtv.vn) – Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã mang lại những kết quả tích cực trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, tạo nguồn lực tài chính bền vững để đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của các chủ rừng…là những kết luận được đưa ra trong Hội nghị sơ kết 5 năm hoạt động Quỹ BV&PTR và thực hiện chính sách chi trả DVMTR vừa được tổ chức vào chiều 24/6 tại thành phố Kon Tum.

Hiện trên địa bàn tỉnh Kon Tum có trên 360.000 ha rừng cung ứng DVMTR, chiếm khoảng 60% diện tích rừng toàn tỉnh. Trong 5 năm (2011 – 2015), Quỹ BV&PTR tỉnh Kon Tum đã thu được tổng số tiền trên 686 tỷ đồng, đã chi trả trên 490 tỷ đồng cho 19 chủ rừng là tổ chức, 22 cộng đồng dân cư và hơn 3.600 hộ gia đình tham gia giữ rừng.

5 nam

Rừng được giữ tốt hơn, chủ rừng có trách nhiệm hơn trong công tác QLBVR; thu nhập của người dân sống bằng nghề rừng có những bước cải thiện đáng kể…là những lợi ích thấy rõ từ khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR ở Kon Tum. Theo thống kê của ngành chức năng, năm 2015 so với 2011 – thời điểm mới bắt đầu triển khai chính sách, số vụ phá rừng trái phép từ 528 vụ của năm 2011 đã giảm xuống còn 33 vụ trong năm 2015; diện tích rừng bị phá giảm từ 84 ha xuống còn 8,8 ha; số vụ khai thác rừng trái phép từ 153 vụ xuống còn 46 vụ. Thu nhập của người dân sống bằng nghề rừng đạt trung bình 4 triệu đồng/hộ/năm, 18 triệu đồng/cộng đồng dân cư/năm đối với các hộ gia đình, cộng đồng được Nhà nước giao đất giao rừng. Còn đối với các hộ gia đình nhận khoán QLBVR từ các chủ rừng là tổ chức, thu nhập bình quân đạt 6,5 triệu đồng/hộ/năm, cộng đồng dân cư là 143 triệu đồng/năm…

Đối với công tác trồng rừng thay thế, trong 5 năm, các chủ rừng đã trồng được hơn 1.100 ha rừng từ nguồn tiền các chủ đầu tư nộp về Quỹ BV&PTR, và từ nguồn tiền DVMTR…

Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR trong 5 năm qua cũng vướng phải nhiều khó khăn như tình trạng chây ì, chậm kê khai, chậm nộp tiền của các nhà máy thủy điện nhỏ dẫn đến nợ đọng kéo dài; việc quản lý, sử dụng tiền DVMTR của các chủ rừng trong những năm đầu còn nhiều lúng túng, việc chi trả tiền cho người dân, cộng đồng dân cư nhận giữ rừng còn chưa được kịp thời; năng lực về QLBVR, công tác lập kế hoạch, kiểm tra, nghiệm thu của chủ rừng là UBND các xã, thị trấn còn hạn chế, ảnh hưởng chung đến công tác chi trả tiền DVMTR trên địa bàn tỉnh; định mức trồng rừng vẫn còn thấp so với nhiều địa phương nên ảnh hưởng đến kết quả trồng rừng trên địa bàn tỉnh…

Như Nguyệt – Xuân Công

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *