(kontumtv.vn) – Trong những năm gần đây, nhóm kinh tế nông-lâm-thủy sản trên địa bàn thành phố Kon Tum đã có bước phát triển tích cực, góp phần đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế ở địa phương.

Thí điểm trồng cây nghệ đỏ ở TP. Kon Tum
Thí điểm trồng cây nghệ đỏ ở TP. Kon Tum

Cơ cấu cây trồng trên địa bàn thành phố Kon Tum đã có sự chuyển đổi rõ nét, diện tích gieo trồng cây hàng năm có hiệu quả thấp được chuyển đổi sang trồng các loại cây hàng hoá, có giá trị kinh tế hơn; sản xuất nông nghiệp từng bước đi vào sản xuất hàng hóa, chất lượng nông sản ngày càng được nâng lên. Trên địa bàn thành phố đã hình thành các vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến như cao su, mía, sắn, rau hoa. Vùng nguyên liệu cao su chủ yếu ở các xã Ia Chim, Đăk Năng, Hòa Bình, Ngok Bay, Kroong, Đăk Cấm, Đăk Blà, Vinh Quang, Chư Hreng, với diện tích cao su đạt gần 9.800 ha, diện tích cho khai thác mủ  hơn 6.700 ha. Vùng nguyên liệu mía với diện tích hơn 1.500 ha, chủ yếu ở các xã Đoàn Kết, Chư Hreng, Đăk Rơ Wa, Đăk Năng, Ngok Bay và phường Nguyễn Trãi. Vùng chuyên canh sản xuất rau tập trung ở một số phường nội thành và các xã vùng ven, đến nay diện tích gieo trồng rau đạt trên  800 ha.

Ngành chăn nuôi chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hóa, chăn nuôi trang trại, công nghiệp, bán công nghiệp, an toàn sinh học. Các loại con giống mới có năng suất, chất lượng cao được đưa vào chăn nuôi. Khai thác thủy sản được quan tâm thực hiện, tập trung chủ yếu ở vùng lòng hồ thủy điện Ya Ly, Plei Krông; tổng diện tích ao hồ nuôi trồng thủy sản hiện có gần 60 ha. Ngoài ra, các hộ dân nuôi trồng thủy sản trong các ao hồ nhỏ phục vụ nhu cầu gia đình kết hợp dịch vụ câu cá giải trí đem lại hiệu quả.

Thanh Tùng – Công Luận

                                                                       

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *