(kontumtv.vn) – Bằng nhiệt huyết của tuổi trẻ và khát vọng thoát nghèo, những thanh niên của làng Thanh niên lập nghiệp biên giới Mo Rai (xã Ia Dom, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum) đã khai hoang vùng đất mới để định cư lập nghiệp. Sau hơn 6 năm, cuộc sống của những thanh niên trong làng đã dần đi vào ổn định, nhiều hộ đã vươn lên để trở thành những gia đình tiêu biểu trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở vùng đất biên giới.

Vợ chồng anh Hà Văn Giang và chị Vũ Thị Quyên là một trong những hộ gia đình đầu tiên lên lập nghiệp tại làng Thanh niên lập nghiệp biên giới Mo Rai, . 0,5 ha đất gia đình anh được cấp giờ đây đã phủ một màu xanh của cao su và mì. Không chỉ phát triển trồng trọt, vợ chồng anh chị đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư phát triển mô hình chăn nuôi bò, tạo nguồn thu nhập mới cho gia đình. Chị  Quyên Chia sẻ: “ Sau hơn 6 năm lên vùng đất mới để lập nghiệp, gia đình chúng tôi rất nỗ lực, cố gắng, trước hết là nhờ vào sự chăm sóc cao su; hai nữa là tận dụng các bờ lô, bờ thửa và được sự quan tâm của Tổng Đội hỗ trợ, cuộc sống gia đình đã tạm ổn định và cũng đỡ vất vả hơn trước. Tết năm nay gia đình cũng không khó khăn như mọi năm, đã sắm sửa một số tiện nghi trong gia đình, các đồ dùng cần thiết cho gia đình”.

Chị quyên
Cuộc sống làng Thanh niên lập nghiệp biên giới Mo Rai đã ổn định

Làng Thanh niên lập nghiệp biên giới Mô Rai được thành lập vào tháng 10/2008, nhưng đầu năm 2009 mới bắt đầu xây dựng. Đến nay sau hơn 6 năm lập làng, đã có gần 100 hộ gia đình sinh sống. Vượt qua những khó khăn ban đầu, các thanh niên đã biến vùng đất hoang sơ ngày nào thành vùng đất tràn đầy sức sống, với màu xanh bạt ngàn của cao su. Tổng diện tích cao su làng đã liên kết với các doanh nghiệp trồng mới và chăm sóc trong 6 năm qua hơn 800 ha. Ngoài việc chăm sóc vườn cao su, các gia đình đều tận dụng diện tích các bờ lô để trồng xen  bắp, mì, mạnh dạn xây dựng các mô hình chăn nuôi heo, bò và thí điểm trồng loại cây trồng mới như tiêu để nâng cao thu nhập, ổn định đời sống. Anh Võ Văn Vinh, Tổng đội trưởng Tổng Đội Thanh niên xung phong tỉnh Kon Tum cho biết: “Thu nhập hiện tại  không cao lắm, nhưng ngoài tiền công tiền lương  ra, anh em thu nhập thêm như trồng mì, bắp, nuôi bò, có thể tăng thêm thu nhập, bình quân cũng được 50 đến 70 triệu/năm đối với các hộ ổn định. Còn các hộ mới lên thì đang tập trung giao đất để sản xuất, những hộ đó đang còn khó khăn, chúng tôi có hướng động viên và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hộ để phát triển ngang bằng với những hộ đã đi trước”.

Giờ đây, các gia đình thanh niên đều đã có nhà ở, điện, đường, nước sinh hoạt được đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của thanh niên. Điểm trường của làng được đầu tư xây dựng khang trang cho các cháu đến trường, tạo điều kiện cho bố mẹ an tâm lao động sản xuất.

Dẫu rằng phía trước vẫn còn nhiều khó khăn, thử thách, song với những gì đã đạt được qua hơn 6 năm gắn bó, các thanh niên ở làng Thanh niên lập nghiệp biên giới Mo Rai  đều tin tưởng rằng tương lai sẽ tươi sáng trong năm 2016 này. Gần 100 thanh niên đến từ nhiều vùng quê khác nhau, nhưng có cùng chung một chí hướng, đó là quyết tâm làm giàu trên vùng đất biên giới, góp phần bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc.

Ngọc Chí – Đức Thắng

n style=’mso-tab-count:1′>

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *