(kontumtv.vn) – Văn phòng điều phối EDE Consulting khu vực Châu Á – Thái Bình Dương phối hợp với Sở NN&PTNT, UBND huyện Đăk Hà tổ chức Hội thảo sơ kết Dự án “Việt Nam có thể sản xuất nhiều cà phê hơn với ít nước tưới hơn – Hướng tới giảm lượng nước tưới trong sản xuất cà phê”.

NHIEU CA PHE

Dự án “Việt Nam có thể sản xuất nhiều cà phê hơn với ít nước tưới hơn – Hướng tới giảm lượng nước tưới trong sản xuất cà phê” được triển khai trên địa bàn huyện Đăk Hà từ tháng 4/2015, với mục tiêu chính là thực hiện chương trình tập huấn về thực hành canh tác tốt và quản lý nguồn nước cho 7.000 hộ nông dân sản xuất cà phê trong 3 năm, từ năm 2015 đến năm 2017. Đến nay, đã triển khai tổ chức được 6 khóa tập huấn tiểu giảng viên cho 135 lượt học viên với các chủ đề: Kỹ thuật bón phân cho cây cà phê, kỹ thuật sản xuất phân vi sinh từ phụ phẩm nông nghiệp, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại trên cây cà phê và pha chế boocdo; tạo hình, cưa đốn, cải tạo vườn cây và quản lý vườn ươm; thu hoạch, chế biến, bảo quản cà phê; quản lý nguồn nước tưới cà phê và quản lý đất, bón phân mùa khô; phát triển kinh tế và kinh doanh cà phê của nông hộ và kỹ năng tổ chức các lớp học nông dân trên hiện trường. Đồng thời, tổ chức 490 lớp tập huấn cho nông dân trên hiện trường với tổng số trên 16.000 lượt học viên tham gia tại 4 xã Hà Mòn, Đăk La, Đăk Hring và Đăk Pxy. Hiện đang tiếp tục tập huấn tại địa bàn xã Đăk Ui và thị trấn Đăk Hà. Bước đầu đã xây dựng mô hình trình diễn tưới nước tiết kiệm trên diện tích cà phê của 10 hộ nông dân. Ông Đoàn Văn Chương (thôn Bình Minh, xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà( nói: “Là một  nông dân tham gia rất nhiều chương trình, dự án rồi, nhưng Dự án này có khác hơn, chia thành nhiều học phần để nông dân trực tiếp tiếp thu và thực hành được. Người nông dân biết cách ghép cành, ghép chồi, biết tỷ lệ giữa hái cà phê xanh với hái cà phê chín thì sẽ tăng được bao nhiêu lợi nhuận. Đặc biệt quan trọng nhất là tiết kiệm nước. Ví dụ như từ trước đến nay nông dân thường xuyên tưới đầy bồn, nhưng qua Dự án này nông dân hiểu được việc làm của mình sẽ tốn nhiều đầu tư, nước ngấm quá sâu, lượng phân bón sẽ tăng thêm, còn ảnh hưởng đến nguồn nước chung của cộng đồng”.

Theo kế hoạch, trong năm 2016 và 2017, Dự án sẽ tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn quy trình, kỹ thuật sản xuất cà phê, lồng ghép với ứng phó biến đổi khí hậu; thực hiện các mô hình thí điểm có sự tham gia về sản xuất cà phê bền vững và triển khai thực hiện, giám sát các mô hình trình diễn tưới nước tiết kiệm. Dự án sẽ tiếp tục mở rộng địa bàn triển khai tại một số địa phương trên địa bàn huyện Đăk Hà và huyện Đăk Tô.

                                                                   CTV Thu Hương – Minh Thái

                                                                   

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *