(kontumtv.vn) – Trước thông tin về chị Y Hồng (thôn Kon Hia 2, xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông) không liên lạc về gia đình sau khi đi xuất khẩu lao động tại Ả Rập Xê Út thông qua Công ty Cổ phần Đầu tư Thuận An DMC, phóng viên Đài PT – TH tỉnh Kon Tum đã trao đổi với ông Trần Thế Vũ, Trưởng Phòng Lao động – Tiền lương – BHXH, Sở LĐ – TB & XH tỉnh về vấn đề này.

PV: Thưa ông, vừa qua, Đài PT – TH tỉnh phát phóng sự “Nỗi lo của người dân Tu Mơ Rông khi tham gia xuất khẩu lao động thông qua Công ty Cổ phần Đầu tư Thuận An DMC” có đề cập đến trường hợp của chị Y Hồng ở thôn Kon Hia 2, xã Đăk Rơ Ông, huyện Tu Mơ Rông vì gia đình không liên lạc được. Về phía, Sở LĐ – TB & XH tỉnh có biết vấn đề này hay không?

Ông Trần Thế Vũ: Về việc này thì Sở cũng nắm bắt thông tin từ tuần trước, tầm 10 ngày, Sở chủ động liên hệ với trưởng phòng của huyện Tu Mơ Rông và trưởng phòng đã báo cáo tình hình lên UBND huyện và đã có văn bản đề nghị UBND xã làm rõ các nội dung có liên quan theo thông tin phản hồi đó về Y Hồng. Mặc khác Sở đã liên lạc trực tiếp với công ty DMC và đến thời điểm bây giờ đã có đầy đủ các thông tin liên quan tới Y Hồng. Đến thời điểm này thì chúng tôi cũng khẳng định qua nghe đi, nghe lại các cuộc thoại, có cuộc hội thoại của Ban Quản lý người Việt Nam trực tiếp với lao động thì khẳng định lao động đã điện về cho chồng 2 lần, 1 lần điện cho con nhưng con không nghe máy.

Ông Trần Thế Vũ trả lời phỏng vấn của PV
Ông Trần Thế Vũ trả lời phỏng vấn của PV

PV: Sau khi chồng Y Hồng mất thì gia đình không liên lạc được, kể cả chính quyền địa phương thì đến giờ phút này Y Hồng có biết được chồng mất và để lại 4 đứa con không?

Ông Trần Thế Vũ: Cũng qua hội thoại llà Y Hồng đến thời điểm bây giờ đã biết chồng mình mất và cũng đã nói trong cuộc thoại và vẫn tiếp tục ở lại làm việc bên đó, đã biết rồi. Có 2 đến 3 cuộc đàm thoại thì có một cuộc đàm thoại khóc.

PV: Về Công ty Cổ phần Đầu tư Thuận An DMC thì Sở LĐ – TB & XH tỉnh có thông tin gì về hoạt động của công ty này hay không?

Ông Trần Thế Vũ: Năm 2018  đoàn do đồng chí Phó Giám đốc Sở cũng đã trực tiếp ra làm việc một số công ty, chứ không phải riêng với Thuận An. Tức là trong một chuyến đi công tác thì có ghé thăm có cả công ty Thăng Long, công ty Thuận An DMC, bản thân tôi cũng đi vô công ty đó rồi, họ có trụ sở tại tỉnh Thanh Hóa, thứ hai là Công ty Thăng Long tại Hà Nội và một số đơn vị nhỏ, trên cơ sở đó thì hiện tại về quy định và đào tạo của đơn vị đảm bảo đúng theo quy định.

PV: Quy định đưa người đi xuất khẩu lao động về pháp luật nằm trong điều khoản của luật nào để đảm bảo quyền lợi cho họ?

Ông Trần Thế Vũ: Theo quy định của Nghị định 126, Thông tư 21 và các văn bản hướng dẫn của Bộ, đặc biệt là Công văn số 5055 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý xuất khẩu lao động, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với các địa phương để tiếp cận trực tiếp với lao động để đưa đi làm việc nước ngoài. Trên cơ sở đó thì Sở cùng các doanh nghiệp được sở thẩm định, cho phép, tất nhiên không thể cho phép đồng loạt vào hết được nhiều, trong đó có cả Thuận An DMC thì Sở đã cho phép và hoạt động từ năm 2018 đến nay.  Các quy định đối với lao động làm việc thì có hợp đồng lao động theo quy định của Bộ, Bộ LĐ – TB & XH có một thông tư hướng dẫn về nội dung này.

PV: Thưa ông, hiện Sở LĐ – TB & XH tỉnh có nắm được danh sách người lao động xuất khẩu sang Ả Rập Xê Út thông qua Công ty Cổ phần Đầu tư Thuận An DMC hay không?

Ông Trần Thế Vũ: Riêng đến thời điểm năm 2019 này thì toàn tỉnh có khoảng 270 lao động, là một năm vượt bậc đó. Trong đó, riêng DMC cũng hơn 100 lao động.

PV: Số người lao động không liên lạc được như Y Hồng là bao nhiêu người?

Ông Trần Thế Vũ: Cái liên lạc hay không thì đấy là khó đối với cơ quan quản lý nhà nước, tại vì trách nhiệm này là giữa gia đình người đi và bản thân người lao động họ có muốn gọi về hay không nữa. Nhiều trường hợp như thanh niên trai tráng hoặc vấn đề gì khác thì góc độ liên lạc gia đình ít hay không, thì đánh giá ở góc độ chính quyền địa phương.  Còn đối với các cơ quan quản lý tất cả các doanh nghiệp theo quy định rồi là Sở không có đề cập đến vấn đề nắm bắt thông tin của người lao động, mà chỉ có lao động đi có hai cái bắt buộc một là khai báo danh sách ở Sở, hai là khai báo danh sách ở Cục Quản lý lao động ngoài nước.

PV: Rõ ràng thì Công ty Cổ phần Đầu tư Thuận An DMC đưa người đi xuất khẩu lao động như trường hợp của chị Y Hồng gia đình không liên lạc được, người nhà chỉ biết mong chờ vào sự can thiệp của Sở LĐ – TB & XH tỉnh, vậy ông cho biết ý kiến của đơn vị?

Ông Trần Thế Vũ: Chúng tôi đã lên lịch thứ 5 tuần tới này sẽ phối hợp để đi Tu Mơ Rông, chẳng qua đi đây là góc độ là đi xem nội dung để rồi có thống nhất để trả lời thôi, chứ còn chờ văn bản chính thức của Công ty chúng tôi sẽ có báo cáo cụ thể luôn và cơ quan nào hỏi thì chúng tôi sẽ gửi cho cơ quan đó.

PV: Vâng, cảm ơn đã tham gia cuộc trao đổi này.

Ngọc Chí – Huỳnh Đại

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *