(kontumtv.vn) – Thực hiện Chỉ thị 22, ngày 22/7/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về tăng cường các giải pháp mở rộng tín dụng, ngăn chặn, đẩy lùi hoạt động tín dụng đen, thời gian qua, các huyện, thành phố trên địa bàn đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền cho nhân dân hiểu và nắm rõ những hệ lụy của hoạt động tín dụng đen.

Thực hiện chỉ đạo của UBMTTQVN huyện, thời gian qua, UBMTTQVN thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy đã phối hợp với các thôn, làng, đặc biệt là các thôn, làng đồng bào DTTS thường xuyên tổ chức các buổi tuyên

Tuyên truyền chính sách tín dụng tại khu dân cư
Tuyên truyền chính sách tín dụng tại khu dân cư

truyền, vận động để người dân nắm và hiểu rõ những tác hại của hoạt động tín dụng đen. Ông A Bưih (làng Kà Đừ, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy) nói: “Cán bộ tuyên truyền thì mình không vay ngoài, vay của Nhà nước thôi. Tôi trồng cà phê tôi vay vốn Nhà nước thôi không vay ngoài”.

“Thị trấn có 8 ban Công tác Mặt trận thì đều có văn bản của Mặt trận huyện chỉ đạo là tuyên truyền, vận động nhân dân không tham gia vào tín dụng đen. Đặc biệt trên địa bàn thường xuyên xảy ra rải tờ rơi các thứ thì bà con không tham gia. Việc này hằng tháng, hằng quý và đặc biệt là chủ nhật hằng tuần tại 3 làng DTTS thì chúng tôi họp dân tuyên truyền, đến giờ phút này trên địa bàn chưa xảy ra vấn đề đó”. Ông Trần Kế Văn, Phó Chủ tịch UBMTTQVN thị trấn Sa Thầy cho biết.

Thực hiện Chỉ thị 22, ngày 22/7/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các huyện ủy, thành ủy đã chỉ đạo cho các xã, thị trấn, các đoàn thể chính trị – xã hội tăng cường công tác tuyên truyền đến tận các thôn, làng thông qua các buổi họp tuần, họp tháng. Qua đó, giúp người dân nhận biết các phương thức, thủ đoạn cho vay nặng lãi, lừa đảo và hiểu rõ hành vi, hậu quả của hoạt động tín dụng đen.

Ngân hàng CSXH tỉnh đã có chỉ đạo chi nhánh các huyện, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền chính sách tín dụng ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng để người dân chủ động tiếp cận với nguồn vốn tín dụng lành mạnh. Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Kon Tum nói: “Tập trung cho việc tổ chức tuyên truyền để cho người nghèo và các đối tượng chính sách nói riêng và nhân dân trên địa bàn tỉnh nói chung thấy được những tác hại của tín dụng đen để mà tránh né. Đồng thời, chúng tôi cũng phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị – xã hội nhận ủy thác, các ngành có liên quan để tổ chức triển khai thực hiện công tác cho vay tín dụng chính sách xã hội tốt nhất, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của người dân trên địa bàn để người dân có nguồn sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, không tham gia vào hoạt động tín dụng đen”.

Có thể thấy, thời gian qua hoạt động tín dụng đen đã len lỏi đến tận các thôn, làng và gây ra nhiều hệ lụy đối với người dân. Vì vậy, ngoài sự vào cuộc của các ngành chức năng trong công tác tuyên truyền, vận động thì người dân cũng cần phải cảnh giác và tỉnh táo trước hoạt động tín dụng đen.

Ngọc Chí – Huỳnh Đại

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *