(kontumtv.vn) – Từ lâu, rượu đã trở thành thức uống không thể thiếu trong cuộc sống của bà con đồng bào dân tộc thiểu số huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), nhất là trong các dịp lễ, hội. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng người dân lạm dụng rượu đang diễn ra phổ biến tại những vùng nông thôn của huyện. Đáng chú ý là ngoài loại rượu ghè tự làm thì bà con còn sử dụng nhiều loại rượu khác, nhưng chất lượng của những loại rượu này không ai có thể đảm bảo chất lượng.

Không khó để bắt gặp hình ảnh người dân tại những vùng nông thôn của huyện Tu Mơ Rông mua và sử dụng rượu vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, dù là sáng sớm, trưa hay chiều tối. Dường như uống rượu đã trở thành một thói quen của người dân, kể cả đàn ông, đàn bà hay thanh niên. Mặc dù vậy, hầu hết bà con đều không quan tâm mấy đến chất lượng rượu mình đang uống, cũng như không nhận thức được những ảnh hưởng từ việc lạm dụng rượu. Anh A Khuyên (thôn Kon Ling, Đăk Hà, Tu Mơ Rông) nói: “Bây giờ anh em mình đi đổi công, lâu lâu đổi công mệt mỏi thì cũng uống vài lần, uống cả ngày thì không có, lâu lâu mới uống một lần. Rượu thì mình không quan tâm mấy, không uống thì anh em vui vẻ không thoải mái, rượu dĩ nhiên mình không quan tâm rồi, rượu có chất men, mình không quan tâm mấy’.

Tình trạng lạm dụng rượu của người dân đang diễn ra phổ biến
Tình trạng lạm dụng rượu của người dân đang diễn ra phổ biến

“Chiều chiều, buồn buồn cũng làm 1 xị, cũng biết thưởng thức rượu thôi chứ mình không nhận thức được rượu có hóa chất hay không”. Anh Nguyễn Anh Linh  (xã Đăk Hà, Tu Mơ Rông) nói.

Qua tìm hiểu, bà con chủ yếu mua rượu tại các cửa hàng tạp hóa nhỏ trong thôn.  Tại các cửa hàng này, hai loại rượu được bán phổ biến là rượu gạo do người dân tự nấu và một loại rượu đóng chai có nhãn hiệu Quê hương. Mỗi lít rượu tự nấu được bán với giá 10 hoặc 12 nghìn đồng và 1 chai rượu Quê hương có thể tích 1 lít, không có tem rượu, nhãn mác thì sơ sài, được bán từ 10 đến 12 nghìn đồng. Ông Trần Quang Hảo, chủ cửa hàng thôn Đăk Kynh 2, xã Ngọc Lây cho biết: “Nhà tôi bán rượu chủ yếu là nhà tự nấu, cũng có mua thêm rượu của các công ty khác, cũng bán đầy đủ. Nấu thì nhiều nhưng bán ngày tầm 20 lít”.

“Một ngày thường mình bán cho dân được 30 lít, còn mình đổ quán là nhiều. Mình tự nấu, chỉ có nhập là nhập rượu chai thôi”. Chị Nguyễn Thị Mơ, chủ cơ sở sản xuất rượu ở đây cho biết.

Có thể thấy số lượng rượu tự nấu trên địa bàn được tiêu thụ khá nhiều. Những cửa hàng tạp hóa nhỏ, lẻ trong thôn cũng bán được vài chục lít rượu mỗi ngày. Tuy nhiên, qua tìm hiểu khu vực sản xuất rượu của các hộ dân thì hầu hết các gia đình nấu rượu theo phương thức thủ công, truyền thống; khu nấu rượu và các dụng cụ dùng để ủ gạo, nấu và đựng rượu không được vệ sinh sạch sẽ; không có cơ sở nào để khẳng định rượu được sản xuất từ những nơi này có đảm bảo an toàn hay không.

 

Thanh Thủy – Thanh Hà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *