(kontumtv.vn) – Nhằm đảm bảo cuộc sống cho người dân khặp khó khăn tại TP.HCM, chính quyền địa phương giảm thiểu mọi thủ tục để người dân tiếp cận được các nguồn hỗ trợ.

Ngày 20/8, các phần quà của chương trình “Tấm lòng mùa dịch, san sẻ yêu thương” do Bộ TT&TT tổ chức tiếp tục được phát cho người dân trên toàn địa bàn TP.HCM.

“Dân nào cũng là dân, sống trên địa bàn mình thì phải chăm”
Người dân xếp hàng chờ nhận quà tại Phường 2, Phú Nhuận.

Riêng Quận Phú Nhuận được cấp tổng cộng 10.000 phần trên tổng số 533.000 suất quà gồm: gạo, nước chấm, rau củ quả, dầu ăn,… với giá trị 300.000 đồng/phần.

Tại phường 2, xe tải chở quà đi phát từng điểm. Sau khoảng 2-3 đợt phát lại quay về trụ sở uỷ ban phường để lấy thêm quà đi phát cho người dân.

Mỗi điểm nhận quà thường có khoảng vài chục người dân xếp hàng để lấy nhu yếu phẩm. Anh Thuận Hiếu, một người bán nước ở khu vực bờ kè, cho biết mấy tháng nay dịch nên không buôn bán gì được. Anh cũng chưa nhận được khoản hỗ trợ nào của thành phố, do đó phần thực phẩm hỗ trợ đợt này sẽ giúp anh vượt qua được khó khăn trước mắt.

“Dân nào cũng là dân, sống trên địa bàn mình thì phải chăm”
Người dân được phát phiếu để nhận quà.
“Dân nào cũng là dân, sống trên địa bàn mình thì phải chăm”
Phun khử khuẩn tại điểm nhận nhu yếu phẩm.

Xếp hàng sau anh Hiếu là anh Vinh, một hướng dẫn viên du lịch mất việc do dịch. Nhà Vinh có 6 người, gồm ba mẹ, hai vợ chồng và con cái. Vinh và mẹ là lao động chính trong nhà nhưng dịch bệnh khiến không thể tiếp tục công việc. Anh đã nhận được gói hỗ trợ của thành phố, tuy nhiên lần này anh được tổ khu phố gọi ra để nhận thêm phần thực phẩm, giúp vượt qua mùa dịch.

Anh Trần Hữu Thiện, Chủ tịch UBND Phường 2 (Phú Nhuận) cho biết tất cả những người dân gặp khó khăn trên địa bàn phường đều sẽ được hỗ trợ. Có trường hợp nhận 2, 3 đợt do gia cảnh rất khó khăn.

“Có hộ 12 nhân khẩu, một phần quà không đủ nên có đợt hỗ trợ nào tiếp theo sẽ cho họ thêm một phần. Sau đó đánh dấu căn hộ để biết họ đã nhận mấy lần”, anh Thiện giải thích.

Phường 2 nhận khá nhiều quà hỗ trợ, từ thành phố, từ mặt trận tổ quốc, từ các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, của các chùa, của cá nhân,… Các phần hỗ trợ được tích góp đủ lớn sẽ đi phát cho từng hộ dân gặp khó khăn, trên tình thần không để ai bị đói.

“Dân nào cũng là dân, sống trên địa bàn mình thì phải chăm”
Một người dân nhận quà đi về.

Để nhận hỗ trợ, người dân không cần phải có giấy thường trú hay tạm trú, miễn có xác nhận của tổ trưởng khu phố và công an về việc thực tế có lưu trú tại địa bàn đều được hỗ trợ.

“Dân nào cũng là dân, miễn họ sống trên địa bàn mình thì mình phải chăm”, anh Thiện nói.

Những người xếp hàng nhận quà thường là người già neo đơn, hoặc những lao động chính trong gia đình nhưng bị thất nghiệp.

Anh Bùi Thuận Hoà thường ngày lái xe, hoặc chạy xe ôm chở dân trong xóm. Tuy nhiên dịch ập đến khiến công việc anh bị ảnh hưởng. Vợ anh sửa quần áo lặt vặt ở nhà, dịch cũng không có việc. Mấy tháng nay, anh nhận được hỗ trợ từ thành phố, cộng với phần thực phẩm từ chương trình “Tấm lòng mùa dịch, san sẻ yêu thương”.

“Không phải hôm nay nhận quà mới nói, mà thực sự cảm thấy ấm lòng. Thấy nhà nước, chính quyền quan tâm nhân dân vậy tui thấy được lắm”, anh Hoà chia sẻ.

“Dân nào cũng là dân, sống trên địa bàn mình thì phải chăm”
Anh Bùi Thuận Hoà xách túi nhu yếu phẩm gồm trứng, gạo, củ,…

Mặc dù nhận được hỗ trợ khá nhiều từ nhiều nguồn khác nhau nhưng Chủ tịch UBND phường 2 đánh giá nguồn hỗ trợ cần tiếp tục duy trì. “Thành phố còn giãn cách tới gần một tháng nữa, lượng người thất nghiệp ở nhà nhiều, cần phải tiếp tục tiếp sức thôi”, anh Thiện nói.

Bà Đặng Thị Lý, Phó chủ tịch UB MTTQ Quận Phú Nhuận, cho hay quận được phân về tổng cộng 10.000 phần quà của chương trình “Tấm lòng mùa dịch, san sẻ yêu thương”. Tuy nhiên số lượng người dân gặp khó khăn trên địa bàn còn nhiều, dự tính tổng cộng phải đạt 16.000-20.000 phần mới đủ trong giai đoạn hiện nay. Do đó chính quyền địa phương và các đơn vị vẫn phải đang vận động để huy động thêm.

“Dân nào cũng là dân, sống trên địa bàn mình thì phải chăm”
“Dân nào cũng là dân, sống trên địa bàn mình thì phải chăm”
“Dân nào cũng là dân, sống trên địa bàn mình thì phải chăm”
Đa số những người già, người mất việc do dịch sẽ được hỗ trợ.

Không chỉ riêng Phú Nhuận, nhiều quận trên địa bàn TP.HCM đều đang kêu gọi nhà hảo tâm hỗ trợ người dân gặp khó khăn. Hiện nay, những người dân ở các khu nhà trọ, sinh viên nghèo kẹt lại thành phố, lao động tự do mất việc làm, người già neo đơn… đang là các nhóm cần hỗ trợ nhiều nhất.

“Chúng tôi lập danh sách người dân gặp khó khăn, sau đó tận dụng tất cả các nguồn từ thành phố, chính phủ, các địa phương hỗ trợ, các nhà hảo tâm,… để giúp nhóm đối tượng này. Tinh thần như thành phố chỉ đạo: không để người dân bị đói”, anh Trần Hữu Thiện giãi bày.

Hải Đăng (vietnamnet.vn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *