(kontumtv.vn) – Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, chiều  27/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội tiếp tục phiên họp trực tuyến nội dung giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.

Tại điểm cầu tỉnh Kon Tum, tham dự phiên họp trực tuyến có Phó Bí Thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh A Pớt;  Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Tô Văn Tám và một số thành viên Đoàn ĐBQH tỉnh.

Phiên họp trực tuyến tại điểm cầu tỉnh Kon Tum
Phiên họp trực tuyến tại điểm cầu tỉnh Kon Tum

Thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh, đại biểu Tô Văn Tám đã tham gia ý kiến về thực hiện chính sách, pháp luật phòng, chống xâm hại trẻ em. Trong đó đã nhất trí cao với báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em mà chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đã trình bày tóm tắt trong buổi sáng 27/5. Đồng thời, đại biểu Tô Văn Tám cũng khẳng định, trẻ em là những công dân đặc biệt được Nhà nước, gia đình và xã hội chăm sóc trong môi trường toàn diện, lành mạnh để phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em được Đảng, Nhà nước hết sức coi trọng và là 1 trong những nội dung trong công tác lãnh đạo của Đảng. Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành 22 văn bản, quy phạm pháp luật về trẻ em. Công tác xây dựng chính sách pháp luật về trẻ em thời gian qua là công phu; hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em được ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ. Công tác phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ trẻ em vẫn còn nhiều điều gây bức xúc; tình trạng xâm hại trẻ em diễn đã khá phức tạp và nghiêm trọng. Thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh, đại biểu Tô Văn Tám có một số kiến nghị: “Việc tuyên truyền ý thức pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vậy, công việc này phải được nâng lên thành chiến lược truyền thông giáo dục sâu rộng, với nhiều hình thức đa dạng, thiết thực. Đối với ĐBDTTS thì coi trọng tuyên truyền miệng, qua đội ngũ tuyên truyền viên. Hai là thay đổi hành vi của mỗi người và giải quyết các yếu tố xâm hại trẻ em bao gồm những bất bình đẳng về xã hội, những lĩnh vực văn hóa đã lạc hậu, những tác động tiêu cực của mạng xã hội. Cương quyết vận dụng những chế tài nghiêm khắc nhất của pháp luật để đảm tính răn đe, trừng trị tội xâm hại trẻ em. Để giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em không đúng quy định pháp luật ngoài việc hoàn thiện chính sách pháp luật về lao động trẻ em, cần xây dựng và triển khai thực hiện chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em, chương trình hỗ trợ lao động trẻ em và các gia đình có lao động là trẻ em”.

Trong phiên họp chiều 27/5, nhiều đại biểu đã tham gia ý kiến và thảo luận trực tuyến về thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, cũng như đề xuất nhiều giải pháp để thực hiện tốt hơn công tác này trong thời gian đến.

Như Nguyệt – Đức Thắng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *