(kontumtv.vn) – Nhân Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4, phóng viên Đài PT-TH Kon Tum đã phỏng vấn ông Nguyễn Trung Thuận, Phó Giám đốc sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh liên quan đến Thông tư 01/2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa có hiệu lực.

PV: Thưa ông, Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa có hiệu lực vào ngày 15/3/2019. Theo ông Thông tư này có điểm gì mới so với các quy định trước đây?

Ông Nguyễn Trung Thuận: Thông tư 01 ra đời có 4 nội dung cơ bản, cái thứ nhất quy định rõ hơn hoạt động của hội đồng xác định mức độ khuyết tật ở cấp xã. Trong đó, quy định rõ trách nhiệm của Chủ tịch ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn là Chủ tịch Hội đồng xét duyệt. Quy định về trách nhiệm của các thành viên và hình thức nội dung để mà xác định định mức độ cho người khuyết tật tại khu dân cư của mình. Điều thứ hai đó là quy định về phương pháp xác định mức độ khuyết tật cũng như là dạng tật cho người khuyết tật nó cụ thể hơn để tránh những sai sót trước đây. Có bộ công cụ kèm theo rõ hơn, có các bản hỏi cho hội đồng xác định mức độ khuyết tật họ có bộ công cụ đầy đủ hơn, từ đó họ có đánh giá xét ở mức độ cũng như dạng tật chuẩn hơn trước đây. Cái thứ ba là quy định rõ hơn về việc cấp mới, khi cấp lại, thay đổi các giấy chứng nhận người khuyết tật gọn gàng hơn. Về mẫu thì nhỏ hơn, thuận lợi hơn cho người khuyết tật và quy định rõ các mẫu giấy khuyết tật để mà giảm bớt thủ tục hành chính để người khuyết tật khỏi phải đi lại nhiều lần khỏi phải thường xuyên phải cấp lại một số trường hợp quy định không có tải nữa mà có thể sử dụng lại giấy cũ. Cái thứ tư trong thông tư này đó là chỉ rõ nguồn kinh phí để cho hội đồng xác định mức độ khuyết tật ở dưới xã để mà có cái hoạt động.

PV: Thưa ông, người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Kon Tum sẽ được hưởng lợi gì từ Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội?

Ông Nguyễn Trung Thuận: Đối với người khuyết tật, họ sẽ được hưởng lợi là dạng tật của họ, mức độ khuyết tật của họ sẽ được hội đồng xét xác định ở dưới cấp xã xác định một cách chính xác hơn và từ đó họ hưởng chính sách nhà nước được tốt hơn. Cái thứ hai là là họ sẽ nắm rõ được những dạng tật hiện nay quy định, để rồi người khuyết tật có thể theo dõi, từ đó họ thấy hội đồng xác định mức độ khuyết tật ở đây đã đánh giá như vậy là đúng. Từ đó họ bằng lòng với kết quả hội đồng xác định mức độ khuyết tật ở cấp xã quy định. Cái thứ ba mà chúng tôi thấy là giấy chứng nhận người khuyết tật sẽ nhỏ gọn nó nhỏ gọn thì người khuyết tật rất thuận lợi trong quá trình sinh hoạt của mình. Nó có quy định các thời gian cụ thể trong vòng 5 ngày phải có quyết định người khuyết tật đó ở dạng tật gì và ở mức độ khuyết tật nào, đặc biệt nặng, nặng hay nhẹ và nhanh như vậy thì người khuyết tật sẽ có hưởng ngày chính sách, khi quyết định là sẽ hưởng ngay, sẽ nâng cao trách nhiệm ở cấp xã.

PV:Thưa ông, ngoài những chế độ chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước đối với người khuyết tật, tỉnh Kon Tum còn có những hoạt động gì để giúp đỡ người khuyết tật?

Ông Nguyễn Trung Thuận: UBND tỉnh có một kế hoạch dài hơi từ 2012 đến năm 2020 về triển khai thực hiện Luật Người khuyết tật, chăm sóc người khuyết tật trên địa bàn tỉnh. Trong đó, giao cho Sở Lao động chủ trì cùng với các sở ngành tham mưu cho UBND tỉnh. Hàng năm tỉnh đều có kế hoạch riêng để mà triển khai thực hiện riêng cho người khuyết tật. Hàng năm chúng tôi thấy các ngành các cấp có chương trình riêng của mình. Ngành Lao động là cơ quan thường trực ngoài việc thực hiện chính sách của nhà nước ra ngành cũng tham mưu UBND tỉnh tổ chức những hoạt động hết sức ý nghĩa cho người khuyết tật ví dụ như là thường xuyên tổ chức hoạt động ngày hội tự tin nói lên ước mơ cho người khuyết tật là những diễn đàn cho người khuyết tật nói lên ước mơ của mình, hay là tổ chức ngày hội việc làm cho người khuyết tật kết nối những cung cầu, những doanh nghiệp để cho người khuyết tật có cơ hội tìm việc làm. Hoạt động nữa chúng tôi thấy rất quan trọng, đó là chúng tôi kết nối với các bệnh viện để mà khám sàng lọc rồi hỗ trợ để mà phục hồi chức năng hoạt động cho người khuyết tật. Hoặc là bên Hội Bảo trợ trẻ em và Người khuyết tật cũng có rất nhiều hoạt động chăm sóc cho người khuyết tật rất hiệu quả, đó là hội nghị biểu dương người khuyết tật và những nhà hảo tâm đã có nhiều đóng góp giúp người khuyết tật trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra các sở ngành, chính quyền địa phương, các công ty xí nghiệp các doanh nghiệp các ngân hàng trên địa bàn tỉnh cũng dành nguồn lực của mình, vận động cán bộ công chức viên chức và người lao động đóng góp một phần lương của mình để tham gia vào những quỹ liên quan đến người khuyết tật, từ đó người khuyết tật được hưởng lợi. Đối với một số sở ngành cũng có nhiều chính sách cho người khuyết tật. Ví dụ như ngành giao thông có chính sách hỗ trợ giảm giá vé cho người khuyết tật khi tham gia giao thông. Ngành Văn hóa có chính sách cho người khuyết tật khi tham gia  hoạt động dịch vụ văn hóa  trên địa bàn tỉnh được giảm giá về. Ngành xây dựng đưa vào chương trình thiết kế xây dựng các công trình dành những đường lên xuống cho người khuyết tật ở những công trình xây dựng mới hoặc ở những công trình công cộng.  

PV: Xin cảm ơn ông!

Văn Hiển – Đức Thắng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *