(kontumtv.vn) Nắng nóng kéo dài ảnh hưởng đến nhiều diện tích cà phê trên địa bàn huyện Đăk Hà. Hiện bà con nông dân đang nỗ lực chống hạn cho cây cà phê.

Những ngày này, gia đình ông Nguyễn Văn Bôn ở thôn 4, xã Hà Mòn dành nhiều thời gian ở trên rẫy để chăm sóc hơn 3.000 cây cà phê đang trong chu kỳ kinh doanh. Nắng nóng khô hạn dài ngày, mực nước ở lòng hồ C6 xuống thấp. Để có nước tưới cho cây cà phê, gia đình thuê thêm máy bơm, với giá thành 80.000 đồng mỗi tiếng bơm nước cách xa gần 1km từ lòng hồ vào bồn chứa, sau đó đấu nối với máy bơm của gia đình tưới cho cây cà phê. Ông Nguyễn Văn Bôn cho hay: Nội dung:“Tình trạng hạn hán năm nay rất là dài, đối với người nông dân làm cà phê hoặc cây công nghiệp hiện tại bây giờ là quá khó khăn về nguồn nước. Gia đình nhà tôi bây giờ là phải dùng 2 máy tưới, đôi lúc phải truyền tải đến 3 máy để cứu lấy cây cà phê, trước mắt là vậy. Về kinh phí thì phải một gấp đôi, đầu tư rất là cao.”

Cách rẫy gia đình ông Bôn không xa là hơn 1 héc ta cà phê tái canh năm thứ 2 của gia đình ông Đào Nhật Hợi đang chờ máy bơm để đấu nối lấy nước tưới đợt 10. Với chi phí tăng gấp đôi so với những đợt tưới bình thường, gia đình đang nỗ lực chống hạn. Bởi cây cà phê những năm đầu tái canh khả năng chống chịu kém nên lượng nước tưới cho cây phải đảm bảo thường xuyên, nhiều đợt trong mùa khô. Ông Đào Nhật Hợi nói: “Ở đất Đăk Hà, Kon Tum này 40 năm chưa bao giờ đợt nắng nóng hạn như thế này, hạn hán có người phải tưới 8,9 lần rồi. Cà phê tái canh cà con của nhà đây đến chục lần rồi, bà con ở khu vực này tưới là giữ được vườn cây thôi, còn sản phẩm hư đi 40 đến 50% rồi.

Huyện Đăk Hà hiện có hơn 50 héc ta cà phê bị khô hạn, thiếu nước tưới, trong đó hơn 40 héc ta tại xã Hà Mòn. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khô hạn, thiếu nước tưới do công trình thủy lợi Đập C3 phục cụ nhu cầu tưới cho hơn 300 héc ta cây cà phê, cây ăn quả trên địa bàn xã, đến thời điểm hiện tại không còn nước. Phương án để các hộ nông dân trồng cà phê khắc phục tạm thời, cứu sống vườn cây là chủ động thuê máy múc, đào các hố nhỏ tích nước tưới cho cây cà phê.  Ông Trần Thanh Sơn cho biết: “Bây giờ mình cứu giống như con người mình khát nước ấy, cho nó được hột thì nó tỉnh lên vẫn cứu được nhưng mà rồi sợ nó không được lâu dài, tạo điều kiện hết cỡ rồi mà giờ cũng khó khăn lắm, ngày mà kiếm được 2 tiếng đồng hồ là cũng vui rồi nhưng mà tưới cây nào được nước thì nó tỉnh tó còn lại nó lại héo.

Chi phí đầu tư, trồng chăm sóc đến khi thu hoạch cho mỗi ha cà phê khá lớn. Đây là cây trồng chủ lực mang lại nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình trên  huyện Đăk Hà. Thế nhưng tình hình hạn hán năm nay dễ làm nhiều gia đình rơi vào cảnh khó khăn./.

CTV Minh Thái

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *