Chú thích ảnh
Bộ trưởng Luật pháp và Nhân quyền Indonesia, ông Yasonna Laoly. Ảnh: indonesiaexpat.id

Trong một tuyên bố, Bộ trưởng Yasonna Laoly nhấn mạnh: “Để sự hội nhập này ổn định, đáng tin cậy và hiệu quả hơn, cần thiết phải có cơ sở pháp lý ràng buộc hơn”.

Theo ông Yasonna Laoly, hội nhập pháp lý ASEAN đồng nghĩa với việc các quốc gia thành viên cần hài hòa hóa các luật và quy định trong nước của mình, từ đó giúp củng cố hệ thống và pháp quyền trong toàn khu vực. Bộ trưởng Laoly cho rằng việc hội nhập các công cụ pháp lý của các nước thành viên ASEAN đặt ra các thách thức riêng do sự khác biệt trong hệ thống luật pháp và thông lệ ở mỗi nước khi áp dụng luật quốc tế. Tuy nhiên, hợp tác pháp luật giữa các nước ASEAN – vốn được khởi đầu từ khi ký kết hiệp định thương mại tự do khu vực năm 1992 – cho thấy hài hòa hóa luật pháp không phải là không thể.

Kể từ khi ký kết Chương trình thuế ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) và Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA), các nước thành viên ASEAN đã hợp tác chống tội phạm xuyên quốc gia, rửa tiền, buôn người, buôn lậu ma túy và cướp biển.

Cuối cùng, Bộ trưởng Laoly cho rằng các nước ASEAN cần tiếp tục tăng cường hợp tác pháp luật, củng cố khuôn khổ pháp lý và chính sách nhằm quản lý phản ứng với đại dịch COVID-19, bao gồm cả các nỗ lực phục hồi.

Hữu Chiến (TTXVN)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *