(kontumtv.vn) – Các học giả đã kiến nghị nhiều giải pháp về xây dựng lòng tin, kiểm soát và giải quyết từng bước tranh chấp để duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Sau 2 ngày thảo luận, chiều tối nay (9/11), Hội thảo Khoa học Quốc tế về Biển Đông lần thứ 10 do Học viện Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức tại thành phố Đà Nẵng đã bế mạc.

be mac hoi thao quoc te bien dong lan thu 10 tai da nang hinh 1
Các đại biểu tham dự Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ 10 tại Đà Nẵng.

Với chủ đề “Hợp tác vì An ninh và Phát triển khu vực”, Hội thảo diễn ra 8 phiên thảo luận, 36 bài phát biểu được trình bày cùng hơn 200 lượt thảo luận, trao đổi. Đánh giá về tình hình tại Biển Đông trong 10 năm qua, các học giả nhất trí cho rằng, tranh chấp Biển Đông đã thay đổi về lượng và chất, ngày càng trở nên phức tạp và chứa đựng nhiều tầng nấc về các tranh chấp trong khu vực.

be mac hoi thao quoc te bien dong lan thu 10 tai da nang hinh 2
Các đại biểu trao đổi bên lề hội thảo.

Về chính sách của các nước đối với vấn đề Biển Đông, các học giả cho rằng, các nước giữ mức duy trì lập trường và có một số điều chỉnh nhất định, đặc biệt là sau phán quyết của Toà Trọng tài năm 2016.

Các học giả đã kiến nghị nhiều giải pháp về xây dựng lòng tin, kiểm soát và giải quyết từng bước tranh chấp để duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

be mac hoi thao quoc te bien dong lan thu 10 tai da nang hinh 3
Các đại biểu tham gia thảo luận.
Nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại về việc mở rộng triển khai các cơ sở lưỡng dụng dưới danh nghĩa các công trình dân sự, như đài khí tượng ở Biển Đông.

Các chuyên gia pháp lý nhấn mạnh, cần tuân thủ các quy định của Luật pháp Quốc tế về giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, nghiêm cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

be mac hoi thao quoc te bien dong lan thu 10 tai da nang hinh 4
Các diễn giả trao đổi tại hội thảo.

Bàn về giải pháp xây dựng lòng tin, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông thời gian tới, nhiều học giả cho rằng, các bên tranh chấp cần xem lại yêu sách của mình; từ bỏ các yêu sách thái quá, không phù hợp Luật pháp Quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Từ đó, thu hẹp tranh chấp, tiến tới từng bước giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình. Theo các học giả, trong thời gian qua, các bên đã nỗ lực đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông.

be mac hoi thao quoc te bien dong lan thu 10 tai da nang hinh 5
Đại biểu trao đổi tại Hội thảo Quốc tế về Biển Đông.

Tuy nhiên, cảnh báo tiến trình đàm phán COC sẽ mất nhiều thời gian. Nhiều đại biểu từ các nước ngoài khu vực mong muốn ASEAN và Trung Quốc tăng cường minh bạch tiến trình đàm phán, tôn trọng lợi ích hợp pháp của các nước ngoài khu vực.

Phát biểu bế mạc hội thảo, Phó Giáo sư – Tiến sỹ Nguyễn Vũ Tùng, Giám đốc Học viện Ngoại giao cho rằng, Hội thảo đã chứng tỏ tầm quan trọng, thể hiện tính lan toả trong tăng cường nhận thức vấn đề Biển Đông.

be mac hoi thao quoc te bien dong lan thu 10 tai da nang hinh 6
Nhiều diễn giả quốc tế dự Hội thảo Quốc tế Biển Đông lần thứ 10.

Các học giả đã có thể thảo luận với niềm tin lớn hơn về một hệ thống dựa trên luật lệ; Nhiều khía cạnh pháp lý đã trở nên rõ ràng hơn, các học giả có nhận thức chung rằng Luật pháp Quốc tế cần phải được tôn trọng và thực thi đầy đủ.

“Bây giờ, Luật Biển không còn là trừu tượng nữa. Qua vụ kiện của Philippines, Luật Biển được diễn giải rất rõ ràng. Các nước cũng có những căn cứ pháp lý rất rõ để tiến hành các hoạt động để bảo vệ quyền lợi của nước mình cũng như để hợp tác trong khu vực. Đàm phán COC cũng là bước phát triển mới để các nước có nhiều biện pháp hợp tác với nhau hơn. COC vừa thể hiện về mặt Luật pháp nhưng cũng vừa thể hiện xây dựng lòng tin giữa các nước tham gia”, Phó Giáo sư – Tiến sỹ Nguyễn Vũ Tùng khẳng định./.

Đình Thiệu/VOV-Miền Trung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *