(kontumtv.vn) – Thực tế minh chứng, mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam đều có phần đóng góp tích cực của công tác tư tưởng của Đảng. Phát huy những thành tựu đạt được, những năm qua, ngành Tuyên giáo của tỉnh Kon Tum đã có nhiều đổi mới cả về nội dung, phương thức, phương châm thực hiện. Nhân kỷ niệm 89 năm Ngày truyền thống Ngành Tuyên giáo (1/8/1930 – 1/8/2019), phóng viên Đài PT – TH tỉnh có cuộc trao đổi với Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lê Thị Kim Đơn về yêu cầu đổi mới công tác tuyên giáo trong tình hình mới.

 PV: Thưa bà, bà có thể cho biết những kết quả nổi bật của ngành Tuyên giáo tỉnh trong thời gian qua?

 Bà Lê Thị Kim Đơn: Trong thời gian qua Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum luôn nỗ lực và cố gắng, tích cực chủ động tham mưu cho Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo, định hướng công tác tuyên truyền về giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Cái thứ hai nữa là đổi mới và nâng cao chất lượng trong công tác học tập quán triệt các chỉ thị, các nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Cái thứ ba nữa là đẩy mạnh việc tham mưu thực hiện chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, gắn với Nghị quyết Trung ương 4 khóa 12 về tăng cường chỉnh đốn Đảng trong tình hình hiện nay. Trên cơ sở đó 100% tổ chức cơ sở Đảng đã xây dựng chương trình kế hoạch của mình, bổ sung vào quy chế cũng như quy định chuẩn mực của cơ quan đơn vị mình. Thứ tư nữa, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cũng đã bám sát vào nhiệm vụ chính trị của địa phương, đây là một điều hết sức quan trọng để tập trung công tác tuyên truyền, định hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn của tỉnh. Thứ năm nữa là chúng tôi đã chủ động nắm bắt tình hình tư tưởng, trên cơ sở đó báo cáo và tham mưu với các cấp có thẩm quyền để có những giải pháp thiết thực và cụ thể. Chúng tôi cũng đã tập trung công tác bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ làm công tác tuyên giáo, rồi cũng không thể quên được nhiệm vụ tổ chức, sưu tầm và viết sách sử của các đơn vị, địa phương cũng như củng cố, kiện toàn đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội, đặc biệt là đội ngũ làm báo cáo viên cấp tỉnh cũng như các cấp địa phương. Kế thừa kết quả của những năm trước thì ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đến giờ phút này tôi thấy cũng đã đạt được một số kết quả nhất định.

PV: Trong tình hình mới như hiện nay, ngành Tuyên giáo đã có những đổi mới như thế nào để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, thưa bà?

Bà Lê Thị Kim Đơn: Để đáp ứng nhu cầu trong công tác tư tưởng hiện nay, đặc biệt là trong thời điểm bùng nổ công nghệ thông tin, chúng tôi xác định rằng tuyên giáo phải luôn luôn có sự chủ động, chủ động trong mọi tình huống, đi trước mở đường trong công tác định hướng về tư tưởng, về lý luận chính trị. Thứ hai nữa là tập trung tuyên truyền để nâng cao cảnh với những thông tin có thể nói là không chính thống, thậm chí là bịa đặt,  tung tin xấu độc trong hệ thống chính trị. Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo cần tích cực để định hướng thông tin, đảm bảo sát tình hình thực tế cũng như định hướng chỉ đạo của Trung ương, cũng như của tỉnh ủy, thứ hai trong công tác phối hợp, chúng tôi thấy càng ngày tuyên giáo cần chủ động phối hợp với các ban ngành liên quan để cập nhật thông tin, cung cấp thông tin kịp thời cho các thành phần xã hội, để mọi người nắm được các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước. Thứ tư nữa, với tình hình hiện nay, tôi thấy rằng đặc biệt trong thời đại 4.0, cán bộ tuyên giáo cần phải có sự linh hoạt và có kỹ năng trong việc xử lý các thông tin và nắm bắt kịp thời các thông tin để có định hướng cho hiệu quả nhất.

PV: Thưa bà, để làm được những nhiệm vụ đó, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có những giải pháp triển khai thực hiện như thế nào?

Bà Lê Thị Kim Đơn: Diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt có về những vấn đề nổi cộm như tham nhũng suy thoái của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nguy cơ tự diễn biến, tự chuyển hóa tác động cũng sẽ không nhỏ đến các tư tưởng của Nhân dân, của cán bộ Đảng viên, làm giảm uy tín và niềm tin của Đảng, Nhà nước, chính vì thế những người làm công tác tuyên giáo của chúng tôi phải xác định rõ trách nhiệm của mình, đặc biệt là trong công tác tham mưu nhiệm vụ chính trị của địa phương, làm sao đó để thực sự phát huy được vai trò đi trước, mở đường định hướng cho nhân dân và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, cùng với các lực lượng khác để chung tay bảo vệ nền tảng tư tưởng vững chắc của Đảng. Thứ hai nữa là phải bám sát thực tiễn, thường xuyên đi cơ sở, nắm bắt dư luận xã hội, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của nhân dân, trên cơ sở đó, định hướng được thông tin và tham mưu cho các cấp các ngành giải quyết, và có các giải pháp để giải quyết cho kịp thời và đúng theo quy định của Nhà nước. Thứ ba nữa là chúng tôi phải tăng cường dự báo tình hình, đặc biệt là về mặt tư tưởng, thông qua việc điều tra nắm bắt thông tin, chúng tôi phải có dự báo để trên cơ sở đó, thông qua công tác điều tra nắm bắt dư luận xã hội, tham mưu cho cấp ủy sẽ có hiệu quả hơn. Vấn đề tiếp theo, trong thời gian tới chúng tôi tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ làm công tác tuyên giáo, đặc biệt là binh chủng tuyên truyền ở dưới cấp cơ sở, nâng cao năng lực cũng như trách nhiệm, cung cấp kịp thời cho đội ngũ báo cáo viên để có thông tin đến các đơn vị địa phương. Việc này chúng tôi cũng có thông qua kênh của ban tuyên giáo trung ương, chúng tôi đã cập nhật thường xuyên các thông tin theo định hướng của Bộ chính trị, Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo trung ương, do đó đội ngũ báo cáo viên từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp cơ sở. Song song với những việc như vậy, chúng tôi cũng đôn đốc các đơn vị, địa phương làm lịch sử của địa phương.  Chúng tôi xác định lịch sử rất quan trọng vì nếu không có lịch sử chúng ta không biên tập các sách lịch sử của địa phương thì các thế hệ sau sẽ không biết được những công lao, cống hiến và quá trình hình thành và phát triển của địa phương. Quan tâm đến công tác khoa giáo đặc biệt là ngành khoa giáo để hoàn thiện hơn trong công tác tham mưu chính sách phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương. Một giải pháp nữa mà chúng tôi không thể không nói đến được đó là việc điều tra dư luận xã hội hiện là hết sức cần thiết. Kinh nghiệm cho thấy hàng năm qua thông qua các cuộc điều tra cũng đã đề xuất với các cấp các ngành và những ý kiến của ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thông qua các cuộc điều tra dư luận xã hội đó để được các cấp các ngành, đặc biệt là Tỉnh ủy và UBND tỉnh rất quan tâm chỉ đạo các cấp các ngành để giải quyết theo quy định của Nhà nước. Có thể nói rằng trong thời gian qua với kết quả đã đạt được cũng như quá trình đã và đang thực hiện, chúng tôi cảm thấy rằng mình đã góp phần trong việc tạo được sự niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng Kon Tum ngày càng phát triển.

PV: Cảm ơn bà đã tham gia cuộc trao đổi.

Ngọc Chí – Linh Thủy – Duy Vĩ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *