(kontumtv.vn) – Hội thi cồng chiêng – xoang các dân tộc tỉnh Kon Tum lần thứ nhất năm 2022 sẽ chính thức khai mạc tối 16/11. Hội thi diễn ra trong 03 ngày, từ 16 – 18/11. Thời điểm hiện tại, công tác chuẩn bị tổ chức cho Hội thi đã cơ bản hoàn tất.

Để hiểu rõ hơn, phóng viên Đài PT-TH tỉnh đã có cuộc trao đổi với ông Phan Văn Hoàng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh.

 PV: Đầu tiên xin cảm ơn ông Phan Văn Hoàng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã nhận lời tham gia cuộc trao đổi hôm nay! Thưa ông, đây là năm đầu tiên tỉnh Kon Tum tổ chức một Hội thi cồng chiêng – xoang các dân tộc với quy mô toàn tỉnh. Điều này có ý nghĩa như thế nào khi tỉnh đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, bảo tồn văn hóa truyền thống trên địa bàn?

Ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh: Thông qua Hội thi cồng chiêng – xoang, mục đích là tiếp tục bảo tồn cái giá trị di sản văn hóa cồng chiêng. Thứ 2, từ đó, tuyên truyền sâu rộng cho chính nghệ nhân, bà con tham gia từ các cấp thi cấp xã, cấp huyện, hiện nay họ về tỉnh thi thì chính họ là những người sau này về với làng của mình có tuyên truyền và chính các nghệ nhân đó là một trong những nghệ nhân trao truyền lại di sản văn hóa, trong đó có cồng chiêng cho thế hệ trẻ. Những yếu tố văn hóa của bà con dân tộc thì rất cần bảo tồn, phát huy để phát triển du lịch và giới thiệu, quảng bá cho du khách trong và ngoài nước yêu thích văn hóa Tây Nguyên, Kon Tum nói riêng. Và chúng tôi cũng mong rằng mỗi một lần đến, du khách được trải nghiệm văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số và chính những này tiếp tục tuyên truyền đến du khách trong và ngoài nước biết đến Kon Tum.

 PV: Thưa ông, Hội thi quy tụ khoảng 800 nghệ nhân đến từ 10 huyện, thành phố trong tỉnh. Điều này hứa hẹn mang đến những tiết mục trình diễn văn hóa dân gian độc đáo và đặc sắc như thế nào?

Ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh: Hội thi lần này cũng được các huyện, thành phố tổ chức từ cơ sở cho đến cấp huyện và chọn ra những đội tiêu biểu đại diện cho các dân tộc để thi cấp tỉnh. Có thể nói rằng công tác chuẩn bị từ cơ sở để tham gia ở tỉnh thì rất chu đáo và đối với các tộc người trên địa bàn tỉnh có thể nói rằng, mỗi tộc người có 01 văn hóa riêng thì chắc chắn rằng họ sẽ đưa những tiết mục đặc sắc của dân tộc mình để về đây tham gia biểu diễn, giao lưu, trao đổi học hỏi thì cũng là một trong những cái chúng tôi đánh giá cao trong Hội thi cồng chiêng – xoang lần thứ nhất. Và chắc chắn rằng những tiết mục đặc sắc sẽ đem đến ấn tượng và hài lòng đối với nhân dân cũng như du khách trên địa bàn.

 Phóng viên: Thưa ông, ông cho biết đến thời điểm hiện tại, công tác chuẩn bị tổ chức Hội thi đã đảm bảo ra sao?

Ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sau khi kế hoạch của UBND tỉnh ban hành, đối với Ban Tổ chức Hội thi cũng đã có 02 phiên họp phân công cho các ngành; trong đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan thường trực. Có thể nói rằng, đến hiện nay, công tác chuẩn bị từ các khâu tuyên truyền, khánh tiết, một số nhiệm vụ đảm bảo cho hội thi hiện nay cũng đã hoàn tất, chuẩn bị cho đêm khai mạc Hội thi cồng chiêng – xoang năm 2022. Còn lại trong quá trình triển khai, chúng tôi cũng mong rằng các cấp, ngành tiếp tục quan tâm trong việc hỗ trợ các đoàn tham gia hội thi, cũng như từ Hội thi lần thứ nhất có dịp lan tỏa tuyên truyền đậm nét hơn nữa công tác bảo tồn giá trị văn hóa trên địa bàn tỉnh. Từ đó, có những quy hoạch về phát triển du lịch, tạo ấn tượng thêm về các sản phẩm du lịch, trong đó, linh hồn của văn hóa truyền thống là một trong những yếu tố nòng cốt.

 PV: Một lần nữa xin cảm ơn ông Phan Văn Hoàng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tham gia cuộc trao đổi hôm nay!

Thu Trang – Công Luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *