(kontumtv.vn) – Thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum”, giai đoạn 2017-2020, tỉnh Kon Tum đặt ra mục tiêu bảo tồn, lưu giữ bí quyết nghề nghiệp và phát huy giá trị văn hóa của 5 nghề truyền thống đang dần bị mai một như nghề rèn, chế tác nỏ, đẽo thuyền độc mộc, tạc tượng, gốm; hỗ trợ bảo tồn và phát triển 4 nghề truyền thống có sản phẩm hàng hóa tham gia thị trường.

Đến nay, sau hơn 5 năm triển khai, trên địa bàn tỉnh đã có trên 12.000 người biết làm nghề truyền thống, tăng gần 10.000 ngàn người so với thời điểm bắt đầu triển khai Đề án vào năm 2017. Trong đó, dệt thổ cẩm có hơn 1.000 người, đan lát có trên 1.700 người, làm rượu cần có gần 8.500 người.

Toàn tỉnh hiện có 47 điểm trưng bày các sản phẩm nghề truyền thống; trong đó, thành phố Kon Tum có 15 điểm, huyện Ngọc Hồi 03 điểm, huyện Kon Plông 04 điểm, huyện Đăk Hà 25 điểm, các địa phương còn lại chủ yếu lồng ghép trưng bày vào các gian hàng OCOP của huyện./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *