(kontumtv.vn) – Là nạn nhân chất độc da cam/điôxin, song nhiều người đã xác định: Khi nào còn sức lực thì khi ấy phải  lao động. Chính vì vậy, nhiều nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn tỉnh đã có cuộc sống ổn định nhờ nỗ lực vươn lên  phát triển kinh tế.

Ông Trần Xuân Diệu (thôn 4, xã Chư Hreng, thành phố Kon Tum) năm nay đã ngoài 60 tuổi, là nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/đi ô xin giảm sức lao động 40%. Tuổi cao, sức yếu, đáng ra đã nghỉ ngơi, thế nhưng hiện nay, ông vẫn là một trong những nông dân sản xuất giỏi. Từ năm 2011 đến nay, bình quân mỗi năm, gia đình ông thu nhập hơn 100 triệu đồng từ việc trồng mía và nuôi heo. Ông Trần Xuân Diệu chân tình nói: Cảm thấy gia đình rất khó khăn nên buộc lòng mình phải có ý chí quyết tâm xây dựng làm sao cho cuộc sống gia đình hạnh phúc, kinh tế phát triển, nên càng làm có thu nhập thì mình càng cố gắng”.

Thăn gia đình nạn nhân chất độc da cam / đi ô xin
Thăm gia đình nạn nhân chất độc da cam

Cả hai vợ chồng đều khuyết tật nặng do bị nhiễm chất độc da cam / đi ô xin, nhưng từ khi kết hôn vào năm 2012, vợ chồng anh Trần Chí Tâm và chị Y Ngọc Trinh (thôn 4, thị trấn Đăk Rờ Ve, huyện Kon Rẫy) đã luôn nỗ lực vươn lên để có cuộc sống ổn định. Đáng mừng hơn là cả hai vợ chồng không còn cảm thấy tự ti, mặc cảm bởi khuyết tật của mình. Hiện tại, anh chị đang bán một tiệm tạp hóa nhỏ trong thôn, dù thu nhập không cao, nhưng cũng cơ bản trang trải sinh hoạt hàng ngày. Anh Trần Chí Tâm nói: “Hàng tháng ngoài số tiền trợ cấp ra thì vợ chống em buôn bán tạp hóa này cũng đủ sống, nói chung hàng xóm cũng thương nên qua mua ủng hộ”.

Xác định “ khi nào còn sức lực thì khi ấy phải  lao động” nên nhiều nạn nhân chất độc da cam/đi ô xin trên địa bàn tỉnh đã luôn nỗ lực vươn lên trong lao động, sản xuất để có cuộc sống ổn định. Đặc biệt, không ít nạn nhân tham gia vào tổ chức Hội Nạn nhân chất độc da cam /đi ô xin đã có những cách làm hay để giúp đỡ lẫn nhau  phát triển kinh tế. Ông Đỗ Văn Quang, hội viên Chi hội Nạn nhân chất độc da cam / điônxin khối phố 9, thị trấn Đăk Hà cho biết:  “Anh em chúng tôi tổ chức tự lập, góp vốn lẫn nhau, mỗi thành viên một triệu đồng để tạo điều kiện hàng năm, những thành viên nào khó khăn hơn sẽ được cho mượn, gọi là tạo một phần nào nâng đời sống kinh tế của mọi thành viên”.

Có thể thấy rằng, nỗ lực để có cuộc sống ổn định là cách thể hiện ý chí, nghị lực của nạn nhân chất độc da cam /đi ô xin trên địa bàn tỉnh khi họ đã  vượt qua nỗi đau thể xác.

Thanh Tùng – Công Luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *