(kontumtv.vn) – Theo PGS. Nguyễn Thường Lạng, việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu hàng Trung Quốc thực chất chỉ là điều chỉnh kỹ thuật cán cân thương mại song phương.

Ngay trong giai đoạn tranh cử, Tống thống Mỹ Donald Trump đã đề cập đến việc lấy lại công bằng cho nền thương mại Mỹ. Đến nay, cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đang sắp đến nên cần bảo đảm danh dự của lời hứa.

Thương mại thâm hụt triền miên

Kể từ năm 1985 đến hết tháng 7/2018, cán cân thương mại hàng hóa của Mỹ thâm hụt ngày càng trầm trọng với Trung Quốc. Đặc biệt, năm 2017 – hơn 1 năm sau khi Tổng thống Donald Trump nắm chính quyền, thâm hụt thương mại Mỹ-Trung đạt con số kỷ lục gần 376 tỷ USD.

my tang thue hang trung quoc chi la giai phap ky thuat thuong mai hinh 1
Kim ngạch xuất-nhập khẩu hàng hóa Mỹ-Trung giai đoạn 1985-2018. Nguồn: www.census.gov (2018)

Mỹ cho rằng Trung Quốc thao túng tiền tệ thông qua phá giá nhân dân tệ cũng như thực hiện thương mại không công bằng. Hàng “Made in China” giá rẻ tràn ngập trong các siêu thị và cửa hàng Mỹ làm mất việc làm của nhiều lao động Mỹ. Nếu để tình trạng này kéo dài, nền kinh tế Mỹ phụ thuộc vào Trung Quốc, đe dọa công nghiệp và an ninh quốc gia.

Mở “nút bấm” thuế quan cho Tổng thống Mỹ

Điều 301 Luật Thương mại Mỹ 1974 trao quyền cho Tổng thống Mỹ áp dụng biện pháp trừng phạt thương mại lên các nước vi phạm hiệp định hoặc ứng xử thương mại không công bằng. Nếu đàm phán bỏ biện pháp cản trở thương mại thất bại, Mỹ có quyền tăng thuế nhập khẩu lên hàng hóa nước ngoài để lấy lại cân bằng do không được nhượng bộ.

Đàm phán Mỹ – Trung không đạt được kết quả. Thuế nhập khẩu là công cụ kỹ thuật lợi hại thực hiện mục tiêu bảo đảm cân bằng cán cân và bảo vệ thương mại công bằng.

Ngày 6/7/2018, sau 34 năm thâm hụt, Mỹ lần đầu tiên tuyến bô đánh thuế vào 34 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc, con số này tăng lên 200 tỷ USD kể từ ngày 24/9. Cùng với sự gia tăng cơ sở đánh thuế, mức thuế nhập khẩu bổ sung cũng được tăng lên từ 10% đến 25% từ năm 2019. Thuế leo thang được sử dụng như một công cụ hữu hiệu nhất vào thời điểm hiện tại để giảm thâm hụt thương mại Mỹ-Trung.

Để tiếp tục giảm thâm hụt thương mại tương xứng với tình trạng thâm hụt tăng triền miên 34 năm, không có gì có thể cản trở việc Mỹ có thể tiếp tục mở rộng danh mục hàng nhập khẩu chịu thuế và tăng thuế bổ sung.

Bên cạnh đó, Mỹ còn khởi kiện Trung Quốc ra Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vì vi phạm sở hữu trí tuệ. Đây là các biện pháp mang tính kỹ thuật để giải quyết thâm hụt thương mại, lấy lại công bằng và cân bằng trong thời giăn ngắn. Nó tạo hiệu ứng tích cực về cách ứng xử của ông Donald Trump trước cử tri Mỹ.

Trung Quốc trả đũa mang tính “truyền thông”

Nền kinh tế Trung Quốc chưa phải là nền kinh tế thị trường cho nên có thể bị áp dụng các biện pháp phân biệt đối xử tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ. Điều này gây bất lợi khi Trung Quốc kiện Mỹ ra WTO.

my tang thue hang trung quoc chi la giai phap ky thuat thuong mai hinh 2
Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung vẫn tiếp tục leo thang. (Ảnh minh họa: KT)

Kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc từ Mỹ tối đa 130 tỷ USD – chiếm khoảng ¼ tổng kim ngach có thể chịu thuế nhập khẩu của Trung Quốc nên khi mức thuế bổ sung để trả đũa Mỹ ngang nhau thì cơ sở đánh thuế của Trung Quốc cũng ít hơn – chỉ 60 tỷ USD – chưa đến 1/3 lượng giá trị chiu thuế của hàng Trung Quốc. Nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế thị trường cho nên chưa chắc toàn bộ 60 tỷ USD hàng nhập khẩu đáng phải chịu thuế nhập khẩu bổ sung của Trung Quốc.

Các tuyến bố của Trung Quốc như đánh thuế hàng nhập khẩu của Mỹ để bảo vệ “phẩm giá quốc gia”, “Trung Quốc sẵn sàng trả đũa kiên quyết”… mang tính truyền thông cao hơn so với biện pháp thực tế áp dụng. Các phản ứng của Trung Quốc thường diễn sau so với các biện pháp áp dụng của Mỹ.

Chứng khoán Mỹ chỉ chao đảo ngắn hạn

Thị trường chứng khoán Mỹ cũng chỉ chao đảo ngắn hạn trong khi đó thị trường chứng khoán Hong Kong, Thượng Hải sụt giảm. Một số cố phiếu của các công ty lớn như Alibaba,Tencent… niêm yết tại Mỹ giảm mạnh. Đồng USD giá ngắn hạn và đang trở về trạng thái cân bằng. Xuất hiện tâm lý lo lắng trong các doanh nghiệp Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ và doanh nghiệp Mỹ đầu tư ở Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ cũng như chiều ngược lại, do nguy cơ tăng lượng hàng hóa không tiêu thụ được trên thị trường truyền thống. Chí phí tìm thị trường mới tạo áp lực mới đối với doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trên hầu hết thị trường toàn cầu.

Tuy nhiên, các tác động này chỉ mang tính ngắn hạn, vì xét về sâu xa, các biện pháp đánh thuế bổ sung chỉ là biện pháp điều chỉnh kỹ thuật tạm thời cán cân thường mại giữa hai quốc gia và “không chóng thì chầy” chúng cũng sẽ bị loại bỏ.

my tang thue hang trung quoc chi la giai phap ky thuat thuong mai hinh 3
Thâm hụt thương mại của Mỹ so với Trung Quốc có xu hướng tăng (xem đường xu thế màu đỏ trên biểu đồ và hệ số tương quan khá cao – trên 0,82).

Thực ra, nếu có sự hợp tác chặt chẽ về chính sách thương mại Mỹ-Trung trong thế giới toàn cầu hóa và phụ luộc lẫn nhau cao độ, các tác động gây chao đảo kinh tế, thương mại và tài chính ngắn hạn này sẽ bị triệt tiêu.

Nếu Trung Quốc điều chỉnh tự nguyên hạn chế lượng hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ, tôn trọng nguyên tắc thương mại công bằng, không quá cứng nhắc các biện pháp trả đũa khi đang ở vị thế thấp và phụ thuộc quá lớn vào thị trường Mỹ thì chiến tranh thương mại theo cách nói hiện tại, chỉ là các biện pháp điều chỉnh kỹ thuật cán cận thương mại thông thường để giảm thâm hụt thương mại của Mỹ và bảo vệ thương mại công bằng luôn được các quốc gia đề cao./.

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng (Trường Đại học Kinh tế quốc dân)/VOV.VN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *